Song mức tăng trưởng chưa đủ mạnh để vực dậy nền kinh tế do nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn đang đối mặt với khó khăn, tỉ lệ hàng tồn kho cao, khả năng hấp thụ vốn đầu tư của nền kinh tế thấp, nhu cầu trong nước còn yếu...
Đại diện Kantar Worldpanel Việt Nam nhận định ở khu vực nông thôn, thu nhập thấp hơn nhiều so với thành thị, mỗi tháng người dân chỉ chi tiêu 600.000đồng cho FMCG và phần lớn dành cho thực phẩm đóng gói. Mặt khác, chưa có nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng nông thôn khi số sản phẩm FMCG có mặt ở đây chỉ bằng một nửa ở thị trường thành thị.
Kết quả khảo sát còn cho thấy mức tăng trưởng ở tất cả kênh tiêu dùng chính ở thành thị đều chững lại, đặc biệt là các hệ thống siêu thị.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của TP.HCM giảm 0,03% so với tháng 9. Thông tin do Cục Thống kê TP.HCM công bố vào ngày 22-10. Tháng trước chỉ số nhóm giáo dục tăng đột biến đã đẩy chỉ số CPI tháng 9 lên cao (do áp dụng khung học phí mới), đến tháng 10, yếu tố này vẫn còn tác động khiến chỉ số nhóm giáo dục tăng nhiều nhất trong 11 nhóm tính CPI là 1,28%. Chỉ số CPI tăng tiếp đến thuộc các nhóm thiết bị - đồ dùng gia đình, đồ uống - thuốc lá, văn hóa giải trí...
Trong khi đó nhóm giao thông vận tải giảm mạnh nhất 1,11%, nhóm nhà ở điện nước, chất đốt vật liệu xây dựng giảm 0,09%. Nguyên nhân là do các đợt giảm giá xăng dầu.
TÚ UYÊN