Những ghi nhớ và cách xử lý khi trẻ mắc bệnh hô hấp

 “Việc cho trẻ nằm máy lạnh nhiều giờ liền với nhiệt độ phòng chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài hơn 100C, cho trẻ nằm máy lạnh hơn bốn giờ đồng hồ liên tục sẽ làm da trẻ khô, họng khô. Việc đưa trẻ từ bên ngoài vào phòng máy lạnh quá đột ngột cũng khiến trẻ không thích nghi kịp với sự chênh lệch nhiệt độ dẫn tới trẻ dễ bị bệnh” - BS Tuấn cho biết.

Vào mùa nắng nóng kéo dài như hiện nay, các bậc phụ huynh nên hạn chế cho các bé ăn thức ăn lạnh như đá, kem. Nên cho trẻ ăn mặc thoáng mát, tránh để trẻ toát mồ hôi quá nhiều dễ bị nhiễm lạnh. Cạnh đó là không cho trẻ tắm khi người còn nhiều mồ hôi và vừa đi nắng về. Trong thời tiết nắng gió nên hạn chế cho trẻ ra biển ngâm nước nhiều giờ liền, tránh tiếp xúc với bụi, cát...

BS CK2 Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1 TP.HCM. Ảnh: Hà Phượng.

Từ khi trẻ mắc bệnh, trong vòng 10 đến 14 ngày theo dõi, nếu trẻ được chăm sóc tốt bệnh hô hấp sẽ tự khỏi. Tuy nhiên 1/4 sẽ diễn tiến thành viêm phổi nên việc điều trị ở nhà cần phải được điều trị đúng cách.

Về mặt dinh dưỡng, BS Tuấn tư vấn nên cho các bé ăn uống bình thường, không kiêng ăn theo dân gian như thấy trẻ ho là kiêng ăn cua, tôm hải sản... Nên cho bé ăn nhiều bữa, đặc biệt là uống nhiều nước vì đây còn là phương pháp điều trị giúp dịu họng, giảm ho. Với các bé có đàm nhớt, việc uống nhiều nước ấm sẽ giúp làm loãng đàm, thông đàm rất hiệu quả.

Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần chú ý làm thông thoáng mũi thường xuyên cho bé dễ thở, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không làm dụng kháng sinh.

“Đối với phản xạ ho nhẹ, phụ huynh đừng lo lắng vì ho đối với trẻ là tốt, phản xạ này giúp trẻ tống đàm và các tác nhân gây bệnh ra ngoài, đường thở thông thoáng, việc thở được dễ dàng. Bởi vậy chỉ sử dụng thuốc ho khi bé ho quá nhiều khiến bé mất ngủ, đau họng, tức ngực. Không được sử dụng thuốc ho của người lớn, chia ra liều nhỏ cho trẻ uống vì việc này rất nguy hiểm tới tính mạng trẻ” - BS Tuấn khuyến cáo.

Theo BS Tuấn, cần đưa trẻ tới BV ngay nếu có những triệu chứng sau: Trẻ ngủ li bì nhiều giờ liền không uống được, uống không nổi. Trẻ nhỏ hơn hai tháng tuổi bỏ bú và bú kém (tức lượng sữa chỉ được 1/2 so với ngày bình thường). Khi trẻ có những dấu hiệu khác như co giật, sốt cao 39liên tiếp hai, ba ngày mà không có xu hướng giảm nên đưa đi khám vì bên cạnh hô hấp nên cảnh giác một số bệnh khác vào mùa này như sốt xuất huyết.

Cùng với đó, nếu bé ho mà có dấu hiệu cảnh báo đặc biệt như ho ra máu, ho ra đàm đục, hôi, ho một tuần mà không có chiều hướng thuyên giảm thì nên đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm