Những phụ nữ đêm mơ đi vá lưới

Những phụ nữ đêm mơ đi vá lưới

(PLO)- Thời điểm đầu năm mới, tại xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa có hàng trăm phụ nữ bắt đầu tất bật vào mùa vá lưới.

Một ngày đầu tháng 3, ngư dân ở Hoằng Trường, Hoằng Hóa Thanh Hóa lại bắt đầu những chuyến đi biển dài ngày từ vịnh Bắc Bộ tới ngư trường Nam Trung để đánh bắt thủy hải sản.

Theo người dân địa phương, đây cũng là thời điểm tất bật của những người phụ nữ làm nghề vá lưới.

Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-21.jpg
Vợ ở nhà đi vá lưới thuê, chồng đi biển xa nhà đang là xu hướng ở vùng quê này. Thu nhập của những người phụ nữ này khoảng 150 ngàn đồng/ngày; nếu chịu khó đến tận thành phố Đà Nẵng để vá lưới thuê thu nhập có thể lên đến 500 ngàn đồng/ngày.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-15.JPG
Nghề vá lưới thuê đã mang lại thu nhập ổn định cho phụ nữ nơi đây. Vì thế từ nhiều năm qua, xã Hoằng Trường luôn duy trì khoảng gần 700 lao động (chủ yếu là phụ nữ) làm nghề vá lưới thuê cho các chủ tàu công suất lớn.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-9.JPG
Bà Lê Thị Thoa (63 tuổi) người dân địa phương chia sẻ, khoảng hai chục năm trở lại đây, ngư dân địa phương được Nhà nước hỗ trợ vốn để đóng tàu lớn vươn khơi bám biển nên vá lưới thuê trở thành nghề dành riêng cho phụ nữ.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-.JPG
“Khi con gái ở vùng này lớn lên nếu không đi học đại học thì ở nhà cũng đã có nghề vá lưới. Dù thu nhập chưa cao nhưng cũng chăm lo được cho gia đình để chồng yên tâm vươn khơi bám biển” - bà Thoa chia sẻ.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-5.JPG
Còn bà Nguyễn Thị Đức (69 tuổi) chia sẻ: “Tôi đi vá lưới thuê cũng ngót 30 năm rồi, nhiều người còn phong cho tôi danh xưng “nghệ nhân vá lưới lão làng". Suốt 30 năm qua, nhiều đêm ngủ có lúc còn mơ đi vá lưới". Dù tuổi đã cao nhưng bà Đức vẫn được các chủ tàu thuê vá lưới với giá từ 170 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng/ngày.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-14.JPG
Theo chị Trương Thị Hà, mỗi ngày đều đặn lao động làm đủ 8 giờ thì nhận lương theo ngày hoặc theo tuần nên chị em ở xã có thời gian rảnh là lại đi vá lưới kiếm thêm thu nhập, chia sẻ gánh nặng kinh tế với chồng.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-19.JPG
Điểm đặc biệt là thời gian làm việc trong ngày không cố định, miễn là mỗi lao động đảm bảo 8 tiếng/ngày và được trả mức bình quân 170 ngàn đồng/ngày. Do có hai tàu cá lớn nên nhà chị Hà luôn có khoảng trên chục lao động nữ vá lưới quanh năm
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-18.JPG
Những năm gần đây, nhờ sự phát triển mạnh của nghề đánh bắt thủy hải sản nên nghề vá lưới cũng đã trở một nghề chính thức, đem lại thu nhập ổn định.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-7.JPG
“Trước đây, chúng tôi chỉ làm vài ngày rồi lại nghỉ nhưng giờ đây tôi đi vá lưới quanh năm, thu nhập ổn định, tháng nhiều thì làm được hơn 5 triệu đồng” - chị Hà nói.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-13.JPG
Đối với những phụ nữ ở Hoằng Trường, họ không chỉ vá lưới ở quê nhà mà còn vượt hàng trăm km vào tận Đà Nẵng, Phú Yên để vá lưới thuê, tiện thăm chồng con.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-17.JPG
Chị Lê Thị Nhạn (32 tuổi) chia sẻ: “Nghề vá lưới đòi hỏi tính kiên nhẫn, khéo tay và phải dùng lực để siết các mắt lưới rách lại với nhau. Lưới rách được vá xong thì đưa đến tay các chủ tàu, chuẩn bị cho các chuyến vươn khơi dài ngày”.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-3.JPG
Chồng chị Nhạn vươn khơi bám biển dài ngày, thời gian hai vợ chồng chị gặp nhau chỉ tính được bằng ngày. Gần đây, chị tranh thủ vào Đà Nẵng vá lưới thuê để có thể thăm chồng khi tàu anh cập bến bán hải sản ở đây.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-8.JPG
“Đúng là có đi mới biết, tôi rất thích Đà Nẵng, một thành phố tuyệt đẹp” - chị Nhạn vui vẻ nói.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-16.JPG
Vá lưới phải làm thủ công và không thể sử dụng máy móc vì thế những người vá lưới phải rất kiên nhẫn.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-20.JPG
Những phụ nữ ngoài đôi bàn tay khéo léo, giúp các tấm lưới rách thành lành thì còn phải thật tỉ mỉ để không bỏ sót các vị trí lưới rách chẳng chịt.
Bien-Hai-Tien-Linh-Truong-Hoang Truong-Thanh-Hoa-9.JPG
Hoằng Trường là xã ven biển của Thanh Hóa, toàn xã có tới 5 thôn có truyền thống ngư nghiệp. Không có đất sản xuất nên người dân chủ yếu đi biển và làm dịch vụ hậu cần nghề cá.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-6.JPG
Địa phương có khoảng 700 lao động nữ thường xuyên làm nghề. Không chỉ ở tại nhà, nhiều chị em còn theo tàu cá lớn ra khơi để có thể giúp các chủ tàu vá ngay những tấm lưới bị rách, duy trì việc đánh bắt hải sản được năng suất cao.
Tôi đi vá lưới thuê ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa-3.JPG
Hàng năm cứ độ vào dịp tháng 2 âm lịch, xã Hoằng Trường lại tổ chức Lễ hội cầu Ngư. Dịp này thường tổ chức thi đan lưới, vá lưới. Đây cũng là hình thức để khuyến khích chị em phụ nữ gắn bó hơn với nghề vá lưới, giúp chồng con yên tâm vươn khơi bám biển.
DJI_0407.JPG
Trao đổi với PLO, Chủ tịch UBND xã Hoằng Trường ông Lê Thanh Cảnh cho biết, xã có 103 phương tiện đánh bắt xa bờ, 26 phương tiện đánh bắt gần bờ và 404 bè mảng đánh bắt gần bờ với khoảng 2.000 lao động làm nghề đánh bắt và hàng ngàn người làm dịch vụ hậu cần nghề cá.
Bien-Hai-Tien-Linh-Truong-Hoang Truong-Thanh-Hoa-17.JPG
"Nhờ vươn khơi bám biển, làm dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển du lịch, vùng đất Hoằng Trường đang từng ngày thay da đổi thịt, thu nhập bình quân của người dân năm 2023 đạt khoảng 72 triệu đồng/người/năm" - ông Cảnh phấn khởi chia sẻ.

Đọc thêm