Những tài sản nào được xác lập quyền sở hữu toàn dân?

Theo Điều 106 của dự luật, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân bao gồm: 
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật bao gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu;
b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn giấu, vùi lấp, bị chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo thời hiệu, hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan, tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự được xác lập quyền sở hữu toàn dân (gọi là tài sản vô chủ).
3. Tài sản do các chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước bao gồm: Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và các hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam.
4. Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
5. Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công-tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.
Về việc quản lý số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tại Điều 113 của dự luật cũng nêu rõ: Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Theo chương trình làm việc sáng nay (29-5), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).

Các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật này. 

Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp báo cáo, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm