Những động thái này nhằm thông tin cho người dùng rõ ràng hơn về những gì họ đang ăn. Nhưng vẫn còn các loại thực phẩm khác còn chưa được dán nhãn cảnh báo tương xứng.
1. Aspartame
Chất này có trong hơn 6.000 hàng hóa, bao gồm nước ngọt ăn kiêng, sữa chua, chất làm ngọt… Các nhãn hàng chứa nó bao gồm Diet Pepsi và Diet Coke, Uncle Ben’s Sweet and Sour Light, Wrigleys Orbit gum, Equal…
Đây là chất làm ngọt nhân tạo không chứa calo, được tạo thành bằng cách kết hợp 2 axít amin với methanol, thường được dùng nhiều nhất trong nước ngọt ăn kiêng, và ngọt hơn đường bình thường tới 180 lần.
Trong 30 năm qua, cơ quan An toàn thực phẩm Mỹ đã nhận được hàng ngàn lời than phiền của người dùng vì những triệu chứng thần kinh như đau đầu, chóng mặt, mất trí nhớ, và, trong trường hợp hiếm hoi, co giật động kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy aspartame vô hại, trong khi những nghiên cứu khác lại cho rằng chất này là nguyên nhân gây ra ung thư. Khi kết quả vẫn còn chưa rõ ràng, người dùng nên tránh chất này nếu có thể.
2. Hương liệu nhân tạo
Hàng ngàn loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa hương liệu nhân tạo. Và chỉ có vài nhãn hàng hoàn toàn loại bỏ chúng, ví dụ như Nestlé.
Hương liệu nhân tạo có thể bao hồm hàng trăm loại hóa chất được cho phép như butyl alcohol và phenylacetaldehyde dimethyl acetal. Chất hóa học được dùng trong hương liệu bắt chước mùi của trái cây, bơ, gia vị… Và dù các chất hóa học này đã được cho phép, người dùng vẫn không thể biết thực phẩm của họ chứa những gì – và có thể tác động đến thể trạng đặc thù của mỗi người như thế nào.
3. Sirô ngô cô đặc (HFCS)
Chất này có trong hầu như tất cả mọi thực phẩm: kem, bim bim, sữa chua, bánh mì, trái cây đóng hộp… và 2/3 nước ngọt.
HFCS có mặt trong hơn 40% thực phẩm ngọt trong siêu thị, dù những nhà sản xuất đang dần nghiêng về đường tự nhiên và các chất làm ngọt khác.
Từ năm 1980, tỉ lệ báo phì ở Mỹ đã tăng vọt cùng với tỉ lệ sử dụng HFCS. Nghiên cứu cho thấy người lớn dùng HFCS trong hơn 2 tuần sẽ tăng lượng cholesterol xấu, tăng nguy cơ bệnh tim.
4. Dầu thực vật được hydro hóa một phần
Loại dầu này có trong bơ thực vật, bánh ngọt, thực phẩm đông lạnh, bánh ngọt, bánh quy, bánh quy giòn, súp, và bột kem làm từ bơ…
Nhà sản xuất thực phẩm chế biến sẵn thích chất béo này vì giá thành rẻ, khả năng lưu trữ lâu. Đây là chất béo được sản xuất công nghiệp bằng cách cho khí hydrogen vào chất béo thực vật dưới áp lực cực mạnh đê tạo thành axít béo chuyển hóa.
Chất béo chuyển hóa được cho là nguyên nhân gây ra bệnh tim nhiều hơn chất béo bão hòa. Một số bang ở Mỹ đang thúc đẩy việc cấm dùng loại dầu nguy hiểm này.
5. Chất tạo màu đỏ erythrosin và allura red
Những chất này có trong cocktail trái cây, kẹo, bánh socola, ngũ cốc, đồ uống, bánh ngọt, anh đào ngâm rượu, trái cây và đồ ăn nhẹ.
Chất nhuộm màu này tạo ra màu đỏ anh đào và đỏ cam. Màu đỏ allura red được dùng rất phổ biến ở Mỹ. Trong khi erythrosin đã bị cấm trong quá khứ. Trong thí nghiệm trên chuột, những chất này gây u tuyến giáp, buộc FDA phải ban hành lệnh cấm dùng chất này cho các loại thuốc ngoài da và mỹ phẩm.
6. Dầu thực vật được hydro hóa hoàn toàn
Dầu này có trong thực phẩm nướng, đông lạnh, bơ thực vật.
Chất béo này được tạo thành bằng cách ép thật nhiều hydrogen vào xương sống carbon của các phân tử chất béo. Các nhà sản xuất thường trrộn chung chất béo cứng với chất béo lỏng chưa được hydro hóa.
Dầu được hydro hóa hoàn toàn trên lý thuyết không chứa chất béo chuyển hóa, nhưng quá trình sản xuất khiến dầu không được chế tạo hoàn toàn, và lượng chất béo chuyển hóa vẫn còn.
7. BHA và BHT (butylated hydroxyanisole và butylated hydroxytoluene)
Có trong Bia, bánh quy, ngũ cốc, bơ, và các loại thực phẩm có chất béo thêm vào.
Chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ dầu mỏ này được dùng để bảo quản chất béo và dầu, để chúng trông được tươi mới. BHA được coi là nguy hiểm hơn vì nó gây ung thư.