Bị cáo Lê Minh Lỉnh qua đời. Anh đã uống thuốc độc sau khi rời phiên toà phúc thẩm mà tại đó anh bị tuyên 30 tháng tù về tội cố ý gây thương tích. Cả 5 bị cáo đồng loạt kêu oan. Riêng Lỉnh quyết liệt kêu oan với lý do anh không tham gia cuộc ẩu đả kia, cũng không bàn bạc dự mưu, chỉ vì bạn rủ “đi công chuyện” rồi khi bạn ẩu đả Lỉnh chứng kiến.
Bị cáo Lê Minh Lỉnh qua đời. Anh đã uống thuốc độc sau khi rời phiên tòa phúc thẩm mà tại đó anh bị tuyên 30 tháng tù về tội cố ý gây thương tích. Cả năm bị cáo đồng loạt kêu oan. Riêng Lỉnh quyết liệt kêu oan với lý do anh không tham gia cuộc ẩu đả kia, cũng không bàn bạc dự mưu, chỉ vì bạn rủ “đi công chuyện” rồi khi bạn ẩu đả Lỉnh chứng kiến.
Ngay sau khi nghe tòa tuyên án, Lỉnh gửi “thư tuyệt mệnh” và đoạn clip dài 2 phút 54 giây cho luật sư của mình (ở TP.HCM). Trong clip, Lỉnh nói lời vĩnh biệt với người thân, căn dặn mọi người cố lo cho ba đứa con thơ của mình nên người và gửi lời xin lỗi mẹ...
Luật sư ngay lập tức liên hệ với PV báo Pháp Luật TP.HCM và cùng PV thông tin nhanh cho gia đình ngăn chặn hành động dại dột của Lỉnh. Nhưng đã muộn, người nhà phát hiện Lỉnh lịm trong phòng riêng, bên cạnh là bức thư và điện thoại có chứa clip tuyệt mệnh, với nội dung bị oan ức quá nên chọn cái chết. Lỉnh được đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh và được rửa ruột chống độc, cứu chữa tận tình nhưng đã không qua khỏi.
Thứ thuốc làm cỏ chết chậm ấy, chỉ uống vào vài chục mililit là vô phương cứu chữa. Nó bám vào thành ruột và bất chấp mọi nỗ lực súc ruột.
Sẽ có những luồng ý kiến khác nhau, tùy vào góc nhìn và trách nhiệm của mỗi người về vụ án này. Nhưng chắc chắn rằng chỉ có cảm xúc mãnh liệt do tự tin mình vô tội, kêu oan suốt thời gian giải quyết vụ án và cho rằng bị xử oan mới khiến người ta chết như vậy. Một cái chết sau khi đã rời tòa, có nhắn gửi, có thời gian cân nhắc mà vẫn quyết liệt thực hiện chỉ có thể đến từ một người trọng danh dự, cẩn trọng và tin mình vô tội. Họ chết vì tuyệt vọng khi niềm tin không còn.
Anh Lỉnh có tâm thần bình thường (nên mới đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự). Vậy thì bản án đã tuyên đã khiến anh không phục, với anh, nó không có công lý nên anh chọn cái chết.
Liệu có thể thuyết phục dư luận tin rằng những dấu hiệu vi phạm tố tụng mà các luật sư nêu ra đã không ảnh hưởng đến tính chính xác, đúng đắn của bản án?
Liệu có thể tin rằng bản án này có công lý khi tất cả bị cáo đồng loạt kêu oan, cho rằng bị ép cung, mớm cung?
Liệu có thể tin rằng bản án xử đúng người, đúng tội khi bị cáo (tại ngoại) bị mức án không nặng nhưng rời phiên tòa đã chuẩn bị một cách bình tĩnh cho cái chết của mình như một lời kêu oan đầy tuyệt vọng?
Liệu có thể tin rằng bản án công tâm khi bị cáo thì khai bị ép cung và cho biết mình có bản ghi âm lời bị hại nói đã gửi phong bì tiền cho điều tra viên?
Án phúc thẩm có hiệu lực ngay. Bị án đã chết. Nhưng vụ án - vì vậy - càng không thể dừng lại.