Nông dân khổ sở vì dơi phá hoại mùa hồng

(PLO)- Chưa kịp vui mừng vì mùa hồng chín rộ bội thu, người nông dân phải đối mặt với tình trạng dơi kéo về gặm nhấm, phá hoại cây trái.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Video: Nông dân khổ sở vì dơi phá hoại mùa hồng

Từ sau thời điểm tết Trung thu hằng năm, người dân ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) bước vào mùa thu hoạch trái hồng. Tuy nhiên, mùa hồng chín cũng thu hút đàn dơi về phá hoại, ăn hư trái. Do đó, người nông dân rất khổ sở vì bị thất thu.

Những trái hồng chín bị dơi ăn. Ảnh: VÕ TÙNG

Những trái hồng chín bị dơi ăn. Ảnh: VÕ TÙNG

Anh T bắt dơi phá hoại mùa hồng. Ảnh: VÕ TÙNG

Anh T bắt dơi phá hoại mùa hồng. Ảnh: VÕ TÙNG

Khóc ròng vì dơi phá nát vườn hồng chín

Theo ghi nhận của PV, hồng chín có lẽ là một trong những món ăn khoái khẩu của loài dơi. Tại nhiều khu vườn, những trái hồng chín căng mọng đều bị dơi cạp lỗ chỗ.

Anh Nguyễn Văn Hiệp, một nông dân trồng hồng, cho biết để đối phó với đàn dơi, năm nào đến mùa hồng, người dân cũng tổ chức bẫy dơi. Thế nhưng sau mỗi năm, đàn dơi lại càng tăng về số lượng. Điều này khiến nông dân ở thủ phủ hồng của tỉnh Lâm Đồng rất vất vả.

Có khi chỉ một đêm, vườn hồng rộng hàng ngàn mét vuông đang độ thu hoạch bị đàn dơi phá sạch.

“Có khi chỉ một đêm, vườn hồng rộng hàng ngàn mét vuông đang độ thu hoạch bị đàn dơi phá sạch. Có trái bị dơi cạp gần hết, có trái chỉ bị gặm một xíu và cũng có trái chỉ bị dơi cào trong lúc ăn hồng. Nhưng dù chỉ bị cào thôi thì trái hồng đó cũng hư, không thể bán được nữa” - anh Hiệp nói thêm.

Người dân gọi loài dơi ăn trái hồng nói riêng và ăn trái cây nói chung là “cáo bay” do có đặc điểm trên khuôn mặt giống với loài cáo đỏ. Loài dơi này không ở trong hang động hoặc hang tối như nhiều loài dơi khác mà thường treo mình trên các cây có trái như hồng, cà phê, chuối, xoài. Ở Lâm Đồng, ngoài mùa hồng chín thì vào vụ thu hoạch cà phê, dơi cũng kéo về ăn trái cà phê chín.

Dơi là động vật hoang dã

Theo một cán bộ kiểm lâm, đàn dơi ăn hồng chín ở Đơn Dương và khu vực TP Đà Lạt là giống dơi chuột, con nhỏ và khác với các loài dơi quạ, dơi ngựa quý hiếm ở khu vực miền Tây. Tuy nhiên, dù săn loại dơi nào đi chăng nữa thì việc săn dơi cũng là vi phạm pháp luật. Bởi vì tuy có cánh và biết bay nhưng dơi vẫn là động vật thuộc lớp thú sống trong tự nhiên, là động vật hoang dã.

Bắt dơi mùa hồng chín ở Đơn Dương

Cũng chính vì đàn dơi thường kéo về ăn hồng chín vào vụ mùa nên từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 10 âm lịch hằng năm, ngoài việc tập trung thu hoạch hồng, người dân Đơn Dương còn có thêm một việc là bắt dơi.

Anh NVT sống ở thị trấn Dran (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) cho biết người dân chỉ bắt dơi để bảo vệ vườn hồng, chứ không phải săn bắt dơi chuyên nghiệp nên không cần chuẩn bị nhiều dụng cụ. Vào mùa cao điểm, mỗi tối anh T có thể bắt nhiều con dơi lớn, mập.

kinh nghiệm nhiều năm bắt dơi vào mùa hồng chín, anh T cho biết dụng cụ bắt dơi chỉ cần đơn giản là một tấm lưới rộng 2 m2 được cột vào hai cây tre, một chiếc kèn nhỏ bằng đầu đũa được lấy ra từ đồ chơi trẻ em cùng một đèn pin đội đầu.

Đi bắt dơi thường bắt đầu từ 20 giờ. Người đi bắt ngậm chiếc kèn trong miệng, tắt đèn pin để tránh bị dơi phát hiện, cầm hai đầu cây tre nâng tấm lưới lên cao để đón dơi.

Anh T cho hay muốn bắt được dơi phải có kinh nghiệm, biết đón luồng dơi bay. “Khi giăng lưới, người cầm cần tre phải giữ yên. Bởi dơi phát ra sóng siêu âm với tần số cao, sóng siêu âm gặp vật cản sẽ phản xạ trở lại nên có thể ước lượng khoảng xa của chướng ngại vật. Nếu để lưới rung thì dơi sẽ phát hiện và đổi hướng bay ngay” - anh T chia sẻ thêm. Bên cạnh đó, theo anh T, khác với những loài dơi ăn côn trùng, loài dơi ăn hoa quả còn có hệ thị giác rất phát triển. Điều này thường giúp chúng không bao giờ lao vào tường hoặc chướng ngại vật, mặc dù có lúc tưởng như sắp lao vào đến nơi.

Để dụ dơi bay vào lưới, người bắt dơi bắt đầu thổi vào kèn, tạo những tiếng giống tiếng dơi kêu. Rất nhanh chóng, đàn dơi bay về vị trí mà tiếng kèn phát ra rồi mắc vào lưới. Công đoạn cuối cùng là khéo léo hạ tấm lưới xuống rồi gỡ lũ dơi ra bỏ vào bao.

Trong nhiều năm bắt dơi, anh T và những người bạn của mình thường xuyên bị dơi cắn. “Răng của dơi rất sắc, nếu bắt dơi không đúng kỹ thuật thì sẽ bị cắn chảy máu ngay” - anh T chia sẻ thêm.•

Nên sử dụng âm thanh để đuổi dơi đi

Theo khuyến cáo của cán bộ kiểm lâm, để xua đuổi đàn dơi không phá hồng vào vụ thu hoạch, người dân cần chú ý đặc tính của dơi. Đó là dơi có đặc tính chỉ thích những nơi thật sự yên tĩnh.

Vì thế, người dân nên sử dụng âm thanh để đuổi dơi đi. Ngoài ra, người trồng hồng có thể lắp chuông gió trên các cây hồng, khi nghe tiếng chuông gió, dơi sẽ ít về hơn.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

Cách người trẻ ‘sạc pin’ để xua tan căng thẳng dịp đầu năm

(PLO)- Những tuần làm việc đầu năm, nhiều người trẻ đối mặt với hội chứng “căng thẳng sau mùa lễ hội” bởi dư âm của kỳ nghỉ Tết và du xuân còn đọng lại, cộng với áp lực công việc, cuộc sống khiến không ít người lo lắng, căng thẳng mệt mỏi.

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

Ra mắt thương hiệu TACERLA COFFEE tại Trân Châu Beach & Resort

(PLO)- Vừa qua, Công ty Cổ phần Du Lịch Thương Mại & Xây Dựng Trân Châu (thành viên Tập đoàn KN Holdings) đã tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu cà phê TACERLA COFFEE và khai trương nhà rang xay cà phê tại Khu du lịch và nghỉ dưỡng Trân Châu Beach & Resort tọa lạc tại TT. Phước Hải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

H’Hen Niê và Quang Đăng kêu gọi ngừng ăn thịt thú rừng

(PLO)- Chiến dịch truyền thông với thông điệp “Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời” kêu gọi toàn dân, chính quyền địa phương và các ban ngành cùng hành động vì động vật hoang dã.