Với hơn 1 tỷ dân, Ấn Độ đang thiếu điện trầm trọng. Hơn ¼ dân số nước này phải sống trong ‘bóng tối’.
Trong khi đó, chính phủ đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào than đá, nguyên liệu cung cấp 2/3 sản lượng điện của Ấn Độ. Ngành điện hạt nhân của nước này hiện chỉ chiếm 2% tổng sản lượng điện quốc gia.
Được biết, chính quyền tân thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang có kế hoạch đầu tư xây mới thêm 30 nhà máy điện hạt nhân, tổng trị giá 85 tỉ đô la Mỹ.
Thủ tướng Úc, ông Tonny Abbott (Nguồn Reuters)
Trong khi đó, Úc chiếm giữ 40% trữ lượng uranium thế giới. Sau một thời gian dài cấm vận, Úc đã dỡ lệnh cấm buôn bán uranium với Ấn Độ vào năm 2012.
Chính quyền Canberra (Úc) từng từ chối bán uranium với Ấn Độ vì nước này có sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, một cam kết sử dụng nguồn nguyên liệu này vì mục đích hòa bình “đang được hai bên xây dựng”, theo Bộ trưởng Thương mại Úc, Andrew Robb.
Ngoài ra, 2 ngày sau khi ông Abbott tuyên bố cấm vận Nga, Úc đã áp đặt lệnh cấm bán uranium cho cường quốc này.
Tuy nhiên, Úc cũng không phải là một nhà cung cấp uranium lớn của Nga. Từ khi ký kết hợp tác năm 2007 đến nay, chưa đến 100 tấn uranium được Úc bán đối tác.
Có thể thấy, Úc quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán uranium cho Ấn Độ sau khi chính quyền Washington đồng ý ‘bật đèn xanh’ cho ngành điện dân dụng của quốc gia Nam Á này.
Hồi năm 2008, Mỹ cũng chấp thuận bán nguyên liệu và kỹ thuật hạt nhân cho Ấn Độ mà không đòi quốc gia này giải giáp kho vũ khí hạt nhân của mình. Hiện nay, Ấn Độ và Nhật Bản cũng đang tiến đến những cam kết tương tự.