Theo số liệu trong báo cáo Dữ liệu Ô nhiễm không khí bao quanh đô thị toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tuần này. Đây là báo cáo thứ ba của WHO về dữ liệu ô nhiễm không khí.
Các rủi ro sức khỏe mà ô nhiễm không khí mang lại cho con người là đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, các bệnh về hô hấp.
Từ dữ liệu về tình hình ô nhiễm thời gian 2008-2013 các nước cung cấp, WHO đã phân tích và đánh giá mức độ ô nhiễm không khí ở 3.000 TP, thị trấn, làng mạc khắp 103 nước. Mức ô nhiễm không khí ở các TP tăng trung bình 8% trong thời gian 2008-2013.
Theo WHO, tình trạng ô nhiễm không khí đặc biệt nghiêm trọng ở các TP lớn của các nước đang phát triển. Trung bình toàn cầu cứ năm người thì có hơn bốn người sống ở các TP ô nhiễm, không khí vượt quá tiêu chuẩn của WHO, trong đó 98% ở các nước nghèo và 56% ở các nước thu nhập cao.
Theo phân tích và đánh giá của WHO, Zabol (Iran) là TP có mức ô nhiễm không khí cao nhất toàn cầu. Tuy nhiên, Ấn Độ mới là nước đáng ngại nhất khi hơn một nửa trong số 21 TP ô nhiễm không khí bậc nhất trong danh sách của WHO là ở nước này.
Ô nhiễm không khí ở thủ đô New Delhi giảm trong thời gian 2014-2015 (mật độ hạt vật chất giảm 20%), vốn đứng đầu danh sách trong báo cáo Dữ liệu Ô nhiễm thứ hai của WHO thì giờ nằm ở hàng thứ 9. Đây là kết quả của việc áp dụng hàng loạt biện pháp làm sạch không khí như cấm lưu thông ô tô và xe tải cũ trong TP, phạt các công trình gây ô nhiễm, đóng cửa nhà máy điện sử dụng than đá.
Dù tình trạng ô nhiễm không khí ở New Delhi có cải thiện nhưng các TP khác của Ấn Độ như Gwalior, Allahabad, Patna và Raipur lại gia tăng, đồng loạt xếp sau TP Zabol của Iran.