Giáo sư Douglas McCauley, một nhà môi trường học của Đại học Santa Barbara – California, tác giả của công trình nghiêm cứu đăng trên tạo chí khoa học Scientic. Những thảm họa mà con người gây ra cho sinh vật biển ngoài việc làm ô nhiễm trầm trọng môi trường nước biển còn có cả việc ô nhiễm tiếng ồn khiến cá heo và nhiều loại sinh vật biển khác mang bệnh tật, biến đổi gen và chết…
Giáo sư Malin Pinski, một nhà hải dương học của Đại học Rutgers, tác giả của một công trình nghiên cứu về tiếng ồn gây tác hại như thế nào tới động vật biển cho biết những tiếng ồn của con người gây ra tác hại tới các sinh vật khác nhiều hơn chúng ta tưởng.
Con cá voi khổng lồ bị mắc cạn và chết trên bờ biển được xác định là do…ô nhiễm tiếng ồn
Khác với trên mặt đất, âm thanh trong môi trường nước có thể truyền đi hàng ngàn km. Ngày nay, trên các đại dương, hàng triệu con tàu siêu tải siêu trọng đi lại tấp nập, gây nhiễu loạn âm thanh rất nặng cho các loài cá lớn, nhất là cá heo. Đó là nguyên nhân khiến nhiều đàn cá heo và những cá thể cá heo riêng lẻ bị mất phương hướng, dẫn đến mắc cạn và thiệt mạng.
Ngoài ra, khi bị những âm thanh được khuếch đại trong môi trường nước làm cho mất khả năng định vị, những sinh vật biển lớn sẽ dễ bị va vào chân vịt của các con tàu khổng lồ này, mang thương tật rồi chết vì các vết thương đó.
Theo các nhà hải dương học, nạn ô nhiễm môi trường nước biển do rác thải sẽ hủy hoại hệ sinh thái, môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Trong khi đó, ô nhiễm tiếng ồn là thủ phạm số một gây nên những cái chết của các loài cá khổng lồ.