Olympia 11: Chơi vui vẻ hay 'một mất một còn'?

Sáng 17/6, PV đã có cuộc trò chuyện với 4 thí sinh xuất sắc nhất sẽ góp mắt trong buổi thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 11 sẽ diễn ra vào 9h sáng 19/6

Các thí sinh sẽ tham dự buổi chung kết gồm: Phạm Thị Ngọc Oanh, THPT Tiên Lãng, TP Hải Phòng (Nhất quý I với 275 điểm);Vũ Bạch Nhật, trường THPT Đông Thành, tỉnh Quảng Ninh (Nhất quý IV với 210 điểm ); Thái Ngọc Huy, trường THPT Quốc học Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Nhất quý II với 275 điểm);Lê Bảo Lộc, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Ninh Thuận (Nhất quý III với 270 điểm).

 
4 bạn thí sinh sẽ góp mặt trong buổi thi CK Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 11

Ấn tượng cô nàng cá tính, hay hỏiNgọc Oanh, cô gái duy nhất lọt vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia 11 tâm sự mình sợ thi trượt ĐH hơn cuộc thi này. Kể từ khi tham gia cuộc thi, cả gia đình đã đồng hành cùng Oanh. Bố Oanh chăm lên mạng hơn để tìm hiểu thông tin và về "con gái, mẹ xem thời sự, đọc báo thấy gì lại trao đổi cùng Oanh, thỉnh thoảng rảnh rỗi, em của Oanh lại cùng chị chơi trò "hỏi-đáp". Ngay từ nhỏ, Oanh đã có thói quen "hỏi han" tất cả các thầy cô giáo, bạn bè về những gì mà em thắc mắc. "Oanh không bao giờ giấu dốt đâu mà thường xuyên hỏi thầy cô, bạn bè, bố mẹ những kiến thức còn chưa hiểu"- cô Tình kể về con gái. Ngay cả các vị cố vấn của chương trình, mỗi khi có dịp gặp gỡ ở mỗi buổi thi, Oanh đều mang câu hỏi ra để trò chuyện với các thầy. Thẳng tính và chân thành nên Oanh được các bạn rất quý mến. Cô Tình chia sẻ: "Oanh chiến thắng hay không đều không quan trọng, gia đình cô rất thoải mái. Từ trước đến nay, bố mẹ chỉ động viên Oanh cố gắng hết mình". Kế hoạch bài bản sẽ chiến thắng?Điểm chung dễ thấy của 3 chàng trai tham gia buổi thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia 11 là “siêu gầy”. Có thể nói, Lê Bảo Lộc là thí sinh có sự chuẩn bị bài bản nhất cho vòng chung kết này. Đã có trong tay giải 3 quốc gia môn Tin học, áp lực của kỳ thi ĐH được giảm đáng kể khiến Lộc tập trung gần như trọn vẹn cho vòng chung kết của Olympia. Bước vào vòng cuối với tâm trạng khá tự tin, đặt mục tiêu vô địch nhưng không chịu nhiều áp lực, Lộc không tỏ ra "khinh địch" một chút nào. Lộc nói: "Bạn Oanh thì khiêm tốn, bạn Nhật thì điềm đạm, và đặc biệt là bạn Huy rất vững về kiến thức mọi mặt." Lộc là thí sinh vượt quãng đường xa nhất để đến Hà Nội tham gia chung kết. Từ Ninh Thuận, mẹ và cậu của Lộc đã có mặt tại Hà Nội. Tại điểm cầu Ninh Thuận, bố và anh trai, chị gái sẽ cùng các bạn ở trường THPT chuyên Lê Quý Đôn cổ vũ cho em. Đặc biệt, thầy giáo Nguyễn Đức Thạch, giáo viên trường THPT Chu Văn An cũng ra tận Hà Nội cổ vũ cho em. Thầy Thạch với niềm say mê chương trình trò chơi Olympia đã có công đào tạo 4 học sinh của Bình Thuận, Ninh Thuận tham gia cuộc chơi năm thứ 11 này. Thật trùng hợp, cả 3 thí sinh có mặt trong vòng chung kết năm là Ngọc Oanh, Ngọc Huy và Bạch Nhật đều đã loại trực tiếp 3 học trò của thầy ở vòng thi quý để giành suất vào chung kết. Chỉ còn lại Bảo Lộc đi đến cuối cuộc chơi! Thầy Nguyễn Đức Thạch chia sẻ: "Đã 10 năm mình theo chương trình này. Năm nay, để "rửa tay gác kiếm", mình quyết tâm đào tạo học trò để các em có thể mang về cho Ninh Thuận một điểm cầu trong trận chung kết. Trong các học trò của mình, Bảo Lộc là học trò có ý chí và sự kiên cường trong thi đấu cao nhất. Phương châm của thầy trò mình trong vòng chung kết này là : "Vô địch hoặc không là gì." Học trò sẽ chơi hết mình." Trò chuyện với mẹ Lộc, cô Hà Thị Liên cho biết: “Tương lai, Lộc sẽ quyết tâm đi du học và trở về Việt Nam với ước mơ gắn liền đam mê của em là phát triển ngành công nghệ thông tin của nước nhà”. Nhẹ nhàng vào cuộcGặp Thái Ngọc Huy (Lớp 12 Tin, Trường THPT Quốc học Huế) mọi người đều có ấn tượng bởi giọng nói dịu nhẹ và nụ cười hiền dịu của chàng trai cố đô. Nhất quý II với 275 điểm, là người thứ 4 mang cầu truyền hình trực tiếp về cho trường mình và tỉnh Thừa Thiên-Huế không là áp lực để Ngọc Huy phải "quyết chiến" trong cuộc thi này.

Các học sinh trong buổi chạy thử chương trình chuẩn bị
cho buổi ghi hình trực tiếp vào ngày 19/6.
Chàng Bí thư chi đoàn, Ủy viên BCH đoàn trường Ngọc Huy tâm sự: "6 tháng đã qua em thường xuyên đọc báo, ôn tập và củng cố các kiến thức trong SGK. Được góp mặt trong buổi thi chung kết là niềm vinh dự, tự hào của mọi người.  Em cũng vậy. Nhưng đây là cuộc thi, em ra Hà Nội trong tâm thế của người đi dạo chơi, không quá đặt nặng áp lực chiến thắng". Theo Ngọc Huy bạn nào có kiến thức xã hội tốt hơn sẽ có lợi thế hơn trong cuộc thi này "Lọt vào buổi thi chung kết, cơ hội chiến thắng tất nhiên chia đều cho cả 4 bạn. Tuy nhiên, nhiều khi ngoài bản lĩnh thi đấu, chiến thắng còn phụ thuộc vào may mắn nữa" - Thầy Võ Văn Nguyện, Bí thư Đoàn trường Trường Quốc học Huế chia sẻ. Ngồi chăm chú nhìn cậu học trò nhỏ trên sân khấu, chuẩn bị cho buổi thi CK, thầy Trần Quốc Xuân, GV Vật lí, chủ nhiệm lớp của Vũ Bạch Nhật, Trường THPT Đông Thành, Yên Hưng, Quảng Ninh chia sẻ: "Một con người thật thà, giản dị, điềm đạm. Nếu em có lỗi sẽ nhận ngay và sẵn sàng có ý kiến của cá nhân trước mọi việc. Nhật tâm sự mình muốn thi vào khối trường kĩ thuật thậm chí là người công nhân thôi cũng được. Em không chọn thi các khối trường kế toán, tài chính vì không muốn bon chen với những "con ông cháu cha" quá nhiều". Nhật giỏi đều các môn tự nhiên. Riêng môn Vật lí, thầy Xuân cho biết em có cách học rất tài tử, không cần "cày" nhiều và hiệu quả vẫn cao nhất". Cũng như Ngọc Huy, với Bạch Nhật lọt vào buổi CK đã là sự cố gắng lớn, bạn sẽ thi đấu hết khả năng, thắng thua không phải là điều quá quan trọng dù đây là lần đầu Quảng Ninh có học sinh lọt vào CK Đường lên đỉnh Olympia 11.  "Bố làm ruộng, mẹ bán bún, cuộc sống gia đình còn nhiều vất vả nên nỗ lực của em đáng được ghi nhận. Chỉ cần em thi đấu hết mình, còn thắng thua thì tất cả đều là học sinh của chúng ta, điều đó không quan trọng" - thầy Xuân bộc bạch.
Sẽ diễn ra đúng luật và công bằng

Thông tin trên trang web chính thức của Đài THVN cho biết: Buổi CK năm nay, MC Tùng Chi người dẫn chương trình trong buổi thi CK năm ngoái sẽ lại thay MC Thanh Vân dẫn dắt cuộc thi.

BTV Ngọc Lan, tổ chức sản xuất của chương trình CK Đường lên Đỉnh Olympia năm 2011 (lần thứ 11) cho biết do tính chất quan trọng của trận chung kết nên toàn bộ các thiết bị, máy tính dùng trong cuộc thi đều có các phương án dự phòng 200%, mỗi thí sinh sẽ có 1 máy tính chính và 1 máy tính phụ nhằm đảm bảo cuộc thi diễn ra suôn sẻ, đúng luật và công bằng.

Trong trường hợp có sự cố mất điện, các trợ lí bên cạnh mỗi thí sinh sẽ có nhiệm vụ giúp đỡ bấm giây, xem đáp án của các em và quan trọng là để chính học sinh tự đọc đáp án trả lời của mình, đảm bảo công bằng cuộc thi.

Theo Văn Chung – Nguyễn Hường (VNN)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới