Chiều 21-2, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã ký kết cung ứng vật tư nông nghiệp đầy đủ trong năm 2022 cho hệ thống đại lý thuộc hệ sinh thái nông nghiệp Lộc Trời và ký kết thỏa thuận tài trợ tín dụng trị giá 5.000 tỉ đồng cho chuỗi cung ứng vật tư nông nghiệp.
Đặc biệt để giảm thiểu một triệu lít hóa chất đổ xuống đồng ruộng Việt Nam hàng năm, Lộc Trời đã lựa chọn các đối tác uy tín có cùng định hướng phát triển bền vững như tập đoàn Corteva Agriscience (Mỹ), tập đoàn Bayer CropScience (Đức) – là hai trong số bốn tập đoàn sản xuất vật tư nông nghiệp hàng đầu thế giới…
Nhiệm vụ của các đối tác là cung cấp các sản phẩm bảo vệ và chăm sóc cây trồng, cân bằng giữa ba yếu tố hữu cơ - sinh học - hóa học. Đồng thời kết hợp qui trình canh tác khoa học và cơ giới hóa đồng bộ các hoạt động mùa vụ trong các khu vực do Lộc Trời tổ chức sản xuất.
Các ngân hàng đồng tài trợ 5.000 tỉ đồng cho chuỗi cung ứng vật tư nông nghiệp của tập đoàn Lộc Trời.
Ông Phan Thành Bắc, Chủ tịch HĐQT HTX Sơn Hòa (An Giang), cho biết hiện nay chi phí sản xuất lúa tăng cao, gía các loại vật tư nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… đều tăng cao. Chí phí tăng hơn 100% so với năm trước, với giá lúa tươi bán tại đồng hiện này chỉ 5.000 đồng/kg thì nông dân không có lợi nhuận, thậm chí lỗ. Trong khi tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất lúa với tập đoàn Lộc Trời, người nông dân không phải lo về giá lúa giống, giá thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, vật tư nông nghiệp khác… vì đã được tập đoàn này cung ứng.
Theo ông Bắc, tham gia chuỗi liên kết không chỉ lợi đầu vào không lo, đầu ra đã được bao tiêu, nông dân có lợi nhuận ổn định mà còn giúp giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không cần thiết đổ xuống ruộng đồng.
“Nếu tự trồng lúa, được mùa, được giá thì mỗi ha lúa người nông dân có thể thu lãi khoảng 10-15 triệu đồng/ha. Khi ký kết hợp tác sản xuất theo chuỗi với tập đoàn Lộc Trời thì người nông dân có mức lãi ổn định 14,5 triệu đồng/ha lúa. Số lượng lúa thu hoạch vượt mức cam kết giao cho công ty là 6,5 tấn /ha thì lượng lúa vượt bao nhiều nông dân thu lợi bấy nhiêu” - ông Bắc chia sẻ.
(PL)- Theo Bộ NN&PTNT, trong ba tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt 194 triệu USD.