Ông lớn Wikipedia sắp 'chết' vì điện thoại thông minh?
Với khoảng 70.000 tình nguyện viên biên tập cho hơn 100 ngôn ngữ, đây là trang web tham khảo phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Nhưng tương lai của nó lại không hề chắc chắn.
Một trong những mối đe dọa của trang web này chính là sự trỗi dậy của các dòng điện thoại thông minh. Một bản báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) phát hiện rằng 39 trên 50 trang tin tức hàng đầu nhận được lượng truy cập từ thiết bị di động nhiều hơn so với máy tính bàn hoặc laptop, vốn đã có doanh thu mua bán giảm sút trong nhiều năm qua.
Đây sẽ là một thách thức cho một Wikipedia luôn phụ thuộc vào những người sử dụng máy tính đi tìm tài liệu tham khảo, thảo luận sự thay đổi chính sách và viết bài dựa trên một mã văn bản đặc biệt. Thậm chí trước khi các smartphone phổ biến rộng rãi, các nghiên cứu cho thấy đây là những nhiệm vụ khó khăn cho những người mới tham gia.
Một trong những mối đe dọa của trang web này chính là sự trỗi dậy của các dòng điện thoại thông minh.
Một cuộc thăm dò năm 2009 đã kết luận “ngay cả cộng tác viên trẻ tuổi và am hiểu về máy tính nhất của chúng tôi cũng khó mà hoàn thành các công việc này”. Trục trặc trong việc giới thiệu các tình nguyện viên mới đã khiến cho số lượng người hiệu đính cho trang web giảm dần trong bảy năm liên tiếp.
Trong năm 2005 thuộc giai đoạn đỉnh cao của Wikipedia, có những tháng đã chứng kiến hơn 60 biên tập viên được bố trí vào vị trí quản trị viên – người có đặc quyền chỉnh sửa phiên bản tiếng Anh. Nhưng trong năm qua, trang web này thỉnh thoảng gặp khó khăn trong việc bố trí các quản trị viên dù chỉ một người trong một tháng.
Nguồn lực biên tập viên tiềm năng của Wikipedia có thể sẽ cạn kiệt nếu như số lượng người sử dụng điện thoại di động tiếp tục tăng. Lý do là bởi vì việc thao tác các mã văn bản trên màn hình máy tính quá phức tạp.
Tổ chức phi lợi nhuận Wikimedia Foundation hiện đang nghiên cứu các giải pháp. Một số ý tưởng bao gồm các công cụ cài đặt trên màn hình điện thoại cảm ứng cho phép các biên tập viên Wikipedia sàng lọc thông tin và chia sẻ nội dung từ điện thoại của họ.
Mọi chuyện tới đây vẫn chưa được suôn sẻ. Vào năm ngoái, tổ chức Foundation đã gây sốc khi lần đầu tiên yêu cầu trang Wikipedia tiếng Đức bắt buộc phải cài đặt phần mềm mới. Các biên tập viên người Đức cho rằng điều này là vô lý và tỏ rõ thái độ phản đối bằng cách ngăn chặn việc nâng cấp thay trang giao diện người dùng từ tổ chức này. Nhưng vô ích, Wikipedia Foundation lại cài một phần mềm khác khiến cho các quản trị viên ở nước này không thể thay đổi nội dung lại như ban đầu.
Tổ chức phi lợi nhuận Wikimedia Foundation hiện đang nghiên cứu các giải pháp.
Tình trạng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại ở đó khi cuộc bầu cử mới đây vào chiếc ghế hội đồng quản trị Wikipedia Foundation đã khiến cho ba người đương nhiệm có mong muốn tái tranh cử bị đánh bại và buộc phải từ chức trong cuối năm nay.
Trong lúc đó, giám đốc điều hành mới được bầu ra của tổ chức là bà Lila Tretikov đã thuê thêm các nhà phát triển công nghệ mã nguồn mở để định hướng Wikipedia trở nên thân thiện hơn với người tiêu dùng smartphone. Nhưng do họ thiếu kinh nghiệm làm việc với trang web này, một số thành viên kỳ cựu của tổ chức đâm ra lo ngại.
Liệu rằng áp lực từ điện thoại di động và những căng thẳng nội bộ có thể khiến cho Wikipedia chia năm xẻ bảy hay không? Hãy nhìn vào các cộng đồng trực tuyến khác. Thành lập năm 1985 vào thời kỳ đầu của Internet, trang Well, tự xưng là "nơi khởi nguồn của phong trào cộng đồng trực tuyến" đã mở ra diễn đàn thảo luận hội đồng quản trị điện tử và mời những người quản trị mạng có tầm ảnh hưởng tham gia.
Đến năm 1995, trang Well đã tuột dốc không phanh và ngày nay chỉ còn là một lớp vỏ bọc. Hay như phong trào viết blog, hình hành từ một thập kỷ trước đây và được xem là hình thức viết văn cá nhân đi tiên phong, đã suy giảm đáng kể trong thời đại truyền thông xã hội.
Như vậy, những thách thức thực sự cho Wikipedia bao gồm các vấn đề như: giải quyết các tranh chấp quản trị - những căng thẳng giữa các nhân viên tổ chức, biên tập viên lâu năm cố gắng để bảo vệ đặc quyền của họ, và các tình nguyện viên mới cố gắng phá vỡ lề lối cũ để thiết kế một môi trường công nghệ biên tập theo định hướng điện thoại di động.
Một thành viên hội đồng quản trị, bà María Sefidari, đã cảnh báo: "Một số cộng đồng đã trở nên bảo thủ đến nỗi họ có thể bị mắc kẹt lại trong thời đại 2006 trong khi những người khác lại đang suy nghĩ về năm 2020 và ba tỷ người sử dụng tiếp theo".