Phải chế tài việc xả lũ không thông báo với địa phương

“Nếu chúng ta không có quy trình và giao mạnh cho thẩm quyền của địa phương xử lý các tình huống như vậy thì rất khó. Đặc biệt, với các tỉnh miền núi, các công trình thủy lợi khi có sự cố về lũ lụt thì có hiệu ứng domino, chỉ cần một cái ao 100 m2 vỡ kèm theo ao 200, 300 m2 từ đó các đập dồn xuống thì sẽ trở thành trận lũ bùn, lũ cuốn trôi đi cả bản, làng” - ông Sinh nói.

ĐB Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) góp ý Điều 28 (vận hành đập) quy định chủ đập, đơn vị quản lý đập có trách nhiệm trước khi vận hành xả lũ phải thông báo với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan theo quy định. Tuy nhiên, dự luật lại không quy định chế tài nếu chủ đập và đơn vị quản lý đập có vi phạm. “Đập An Khê - Kanak, mùa hạ điều tiết nước ra các tỉnh phía Bắc của Phú Yên nhưng mùa mưa vừa rồi xả lũ đến 10.000 m3/giây mà lãnh đạo chính quyền Phú Yên không biết. Tôi cho rằng phải có chế tài trong vận hành đập” - ông Vân đề nghị.

Liên quan đến các hành vi bị cấm, ĐB Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cho rằng dự thảo mới quy định một số nội dung cụ thể liên quan đến quy trình vận hành công trình thủy lợi. Tuy nhiên, trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp như thiết kế đầu tư lớn nhưng công suất hữu dụng không đảm bảo; công trình trên kênh không dẫn được nước... Ông Thành đề nghị cần bổ sung thêm các trường hợp liên quan đến chất lượng, thiết kế, xây dựng, thực hiện các hoạt động công tác dịch vụ…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm