Phải làm rõ gài điện chết người khác để chó cắn chết người chỗ nào?

TRẦN VĂN LÃNH (tvlanh...@yahoo.com)

Việc chủ chó cho người giữ chó cố tình để chó cắn người đến chết là người thiếu nhân tính, có thể cho chó cắn cảnh cáo sau đó la cho chó dừng lại và giáo dục cho người mót cà phê lần sao đừng làm như vậy nữa mới đúng là người có lương tâm.

Việc kết luận chủ chó không có tội là chưa đúng, có thể có một số tình tiết cần đưa vào vụ án nhưng cơ quan pháp luật bỏ qua để lọt tội đối với người có tội. Như vậy viện kiểm sát nên điều tra lại tình tiết liên quan. Đứng ở góc độ nào thì chế độ của ta cũng mang tính nhân đạo, bảo vệ cho người nghèo. Đừng nên nói rằng tại nghèo và ngoan cố, chết là đáng. Đó là lý luận của người không có lòng nhân đạo. Thử đặt mình vào hoàn cảnh của người nghèo sẽ biết đi mót cà phê khác với người đi ăn cắp cà phê thế nào.

NGUYEN NGOC DIEN (ngocdien...@yahoo.com.vn)

Sao để ông Thành nói những câu mất nhân tính vậy? Bực mình quá! Đất nước, nhân dân còn nhiều chuyện lớn phải lo nữa. 

HIẾU NGỌC (hieungoc...@yahoo.com.vn)

Tôi thấy các bạn phản ứng và lên án ông chủ rẫy nhiều quá. Thôi bây giờ như vầy. Kể từ hôm nay khi các bạn đi ra khỏi nhà, các bạn đừng nên khóa cửa làm gì (để bảo vệ tài sản), cứ để sơ sài như thế cho người nghèo vào "mót" đồ của các bạn cho dễ. Như vậy các bạn sẽ được thỏa mãn cái "tình" của các bạn dành cho những phần tử nghèo, ngoan cố, cứng đầu...

TRẦN LỰC (luc...@yahoo.com)

Nếu người dân khẳng định bảng cảnh báo cho dù chỉ dùng được sau khi bà Ngắn chết thì lời khai của ông Thành là không đúng sự thật và việc này không thật thì những việc còn lại chưa chắc đã thật. Đừng để một mạng người chết oan. Đề nghị bàn đi đến cùng sự việc.

NGUYEN HUU TRUC (huutruc...@gmail.com)

Bạn Mạnh có dám để cho ve chai leo rào vào nhà bạn và tha hồ "mót" không? Nghèo mà lỳ lợm không ai thương tiếc đâu.

ĐĂNG KHÔI (dangkhoi...@yahoo.com)

Anh Mạnh nói như trẻ con và chẳng hiểu gì về tiếng Việt. Anh hiểu từ "gia cư" chỉ có nghĩa là nhà thôi à? Từ này là một từ Hán Việt, nó đã được hoàn toàn Việt hóa, chỉ nơi ăn chốn ở. Nhà ông Thành, bao gồm nhà ở và vườn đã được rào chắn cẩn thận, tức là đã có xác định ranh giới rõ ràng. Vậy việc xâm nhập vườn nhà ông Thành của những người mót cà phê hoàn toàn có thể coi là "xâm nhập gia cư bất hợp pháp".

Thêm nữa, tôi đồng ý với anh là người dân mình có thói quen đi mót. "Mót lúa, mót cá...", nhưng người đi mót lúa thì có thể không cần sự đồng ý của chủ ruộng. Vì điều này chẳng ai cấm. Nhưng những người đi mót cá thì cần có sự đồng ý của chủ ao. Vì lúc này tài sản đã lớn hơn một chút rồi, và biết đâu người chủ ao cá cũng cần thiết phải "mót" lại lần nữa.

Riêng việc mót cà phê ở rẫy ông Thành, nếu rẫy ông Thành giống như ruộng lúa của người dân, không bao gồm nhà ở của ông, không rào chắn, ông Thành tỏ thiện ý cho người khác vào thì không có vấn đề gì. Nhưng đằng này, ông Thành đã tỏ rõ cho mọi người thấy ông không cho người ta vào mót bằng cách làm rào chắn, nuôi chó... Vậy mà những người khác cứ tự tiện vào, thì đó là "xâm phạm gia cư bất hợp pháp" rồi.

Nhân đây cũng xin bàn về từ "mót", chẳng thể nào gọi mót là việc tự tiện lấy các tài sản của người khác, ngay cả khi người ta không sử dụng nữa. Mà nó phải được sự cho phép của người khác, nếu không sẽ từ mót chuyển thành ăn trộm. Hạt cà phê là tài sản của ông Thành, người ta tự tiện vào nhà ông, lấy cà phê mà không có sự cho phép của ông là việc ăn trộm.

Tôi hỏi anh, nếu theo suy nghĩ của anh, mót là lấy của "những của mà người khác bỏ đi hoặc không sử dụng nữa", vậy bây giờ anh có một cái tivi cũ, không sử dụng nữa, nó là "của" anh. Anh để trong vườn nhà anh, nhưng cũng có bao bọc cẩn thận để dành cho mấy người thân. Bây giờ có đứa nhân lúc anh đi vắng, chẳng cần anh cho phép, vượt tường nhảy vào, vác cái tivi đi. Vậy anh gọi đó là mót hai anh gọi đó là ăn trộm? Hạt cà phê của ông Thành hay cái tivi cũ của anh cũng đều là một cả thôi. Vậy nên, thiếu sự cho phép của người chủ thì từ "mót" đã thành từ "ăn trộm".

Tôi cũng cho rằng nạn nhân là người có lỗi. Theo tôi thì ông Thành vô can trong trường hợp này. Trách nhiệm của ông chỉ dừng lại ở phần dân sự, và ông đã làm tròn các nghĩa vụ dân sự của mình.

Quay trở lại việc nuôi chó và để chó cắn chết người. Tất cả những gì ông Thành làm là muốn bảo vệ tài sản của mình. Có tài sản thì ai mà không muốn bảo vệ. Tôi nghĩ việc gia đình ông Thành nuôi chó chỉ là giải pháp cuối cùng, vì ngay cả khi ông đã giăng hàng rào B40, đã đào hào mà vẫn không ngăn chặn được người xâm nhập bất hợp pháp thì mọi người bảo ông ấy phải làm gì?

Ai mà biết được những người xâm nhập bất hợp pháp định làm gì, chỉ đơn giản là mót cà phê hay còn định ăn trộm và chưa biết chừng, nhân một ngày đẹp trời lại nhảy vào cầm dao cứa cổ chủ nhân cướp tài sản. Những việc như vậy thiếu gì. Hơn nữa, sau khi xảy ra sự việc, ông Thành đã có ý thúc đền bù, thăm hỏi nạn nhân và dựng biển cảnh báo. Nếu quả thực vô cảm hoàn toàn thì ông Thành cũng chẳng qua thăm hỏi đền bù như thế.

Tôi nghĩ ngay cả ông Thành cũng không thể ngờ được đàn chó của mình nuôi lại dữ đến thế. Tuy nhiên, người đáng lên án ở đây là ông Sơn. Ông Sơn vừa không có nhận thức, nếu có nhận thức thì đã biết mình cần phải làm gì.

Rất mong cơ quan điều tra điều tra đến cùng, không bỏ sót người, lọt tội.

VU LAN (lan...@gmail.com)

Vườn của người ta đã có hàng rào, tại sao lại chui qua hàng rào mót cà phê để chuyện xảy ra cho chó cắn chết. Người ta đã bỏ ra tiền bạc để trồng cà phê thì người ta phải bảo vệ. Đi mót cà phê mà chui qua hàng rào nhà người ta là tội đi trộm rồi.

H.NGUYEN (cnguyen...@yahoo.com)

Chết thì phải chịu chứ biết làm thế nào.

NGÔ DOÃN LƯƠNG (luongnong...@yahoo.com)

Chị Điệp và chị Trâm là nhân chứng rất quan trọng, cho nên hai chị cố gắng khai trước sao như một. Tôi rất khâm phục hai chị không ký vào biên bản.

PHÙNG CHẤN CÓC (phungphinhpho...@yahoo.com)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm