Phần mềm mô phỏng lái xe: Chỉ nên là phần mềm tham khảo

(PLO)- Nhiều bạn đọc cho rằng phần thi mô phỏng lái xe là tình huống giao thông không thực tế. Việc xử lý tình huống giao thông trên thực tế phải càng sớm càng tốt chứ không phải chọn đúng thời điểm mới bấm nút như phần mềm mô phỏng lái xe. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, PLO thông tin bài viết: “Hàng trăm ngàn người rớt sát hạch giấy phép lái xe ở TP.HCM”, “Điều chỉnh phần mềm mô phỏng học lái xe để phù hợp với người học”, “Kiến nghị bỏ phần thi mô phỏng tình huống giao thông trong sát hạch lái xe” nhiều bạn đọc, học viên cho rằng thực tế phần mềm mô phỏng lái xe thi bằng lái không thực tế, đánh đố người thi. Kỹ năng phải cần trải nghiệm thực tế chứ không phải trải nghiệm trên máy tính.

Phần mềm mô phỏng lái xe chỉ nên là phần mềm tham khảo hoặc là phần mềm để luyện tập kỹ năng lái xe.

Tài xế lâu năm thi thử mô phỏng vẫn rớt

Bạn đọc Đình Khôi tài xế chạy xe tải lâu năm cho biết: "Tôi từng thử trải nghiệm phần mềm mô phỏng lái xe. Theo quan điểm tôi thấy đây là môn thi không sát thực tế. Muốn thực tế, muốn kinh nghiệm thì phải trao dồi kỹ năng đường trường, tích lũy kinh nghiệm rồi từ đó mới có phản xạ và kỹ năng phán đoán tình huống thì điều khiển phương tiện mới an toàn. Ai chạy xe mà lại xử lý các tình huống bằng cách bấm bàn phím, học mẹo như đang chơi game vậy?".

Tương tự, bạn đọc Tuấn Phương viết: "Bản thân tài xế hay người điều khiển các phương tiện giao thông thì phải cảm nhận được cảm giác lái mới là chuẩn, chứ ngồi trên máy tính thì đâu cảm nhận được. Biết đây là mô hình giúp cho học viên biết những tình huống hay xảy ra trên đường, nhưng bắt buộc người học phải xử lý theo ý muốn của người viết phần mềm chứ không phải phản xạ của người học”.

“Tôi còn nhớ lúc chưa có phần thi mô phỏng, tôi được thầy phụ trách giảng dạy cho chạy ra đường trường trải nghiệm thực tế. Từ kinh nghiệm của thầy chỉ ra những tình huống thực tế có thể xảy ra mọi lúc, từ đó những kỹ năng xử lý tình huống thực tế mới dần hình thành. Còn theo tôi nghĩ, nếu học kinh nghiệm từ phần thi mô phỏng thì thực tế tình huống xử lý sẽ bất cập có thể gây tai nạn rất nhiều khi áp dụng theo lý thuyết mô phỏng” – bạn đọc Tuấn Thiện chia sẻ.

Bạn đọc Chí Tài, kỹ thuật viên sữa chữa ô tô bình luận: "Tầm nhìn mắt mỗi người khi chạy thực tế hoàn toàn khác so với nhìn qua màn hình mô phỏng. Cái máy này làm sao đem lại được cảm giác cầm lái, chân đạp ga, chân đạp thắng. Nhiều nhà sản xuất ô tô cũng phát minh ra nhiều tính năng hỗ trợ lái an toàn như: Phanh tự động khi phát hiện nguy hiểm, cảnh báo lệch làn đường,...nhưng trong phần mềm mô phỏng lại không có".

phần mềm mô phỏng lái xe
Bạn đọc cho rằng: "Muốn thực tế, muốn kinh nghiệm thì phải trao dồi kỹ năng đường trường, tích lũy kinh nghiệm rồi từ đó mới có phản xạ và kỹ năng phán đoán tình huống thì điều khiển phương tiện mới an toàn". Ảnh: TRẦN MINH

Phần mềm mô phỏng nên là phần mềm tham khảo

Bạn đọc Lý Nhã chia sẻ: "Tôi là thí sinh được áp dụng mô hình này đầu tiên, mặc dù đây là mô hình bắt học viên phải học với 120 tình huống bằng các hình ảnh 3D và video mô phỏng các tuyến đường tại Việt Nam và tình huống giao thông nguy hiểm. Nhưng sau khi học và thi qua, theo cá nhân tôi thấy chủ yếu học thuộc bài là thi được (ghi nhớ tình huống nào là bấm chỗ đó). Phần mềm mô phỏng lái xe chỉ nên đưa vào phần học tham khảo sẽ tốt hơn là đưa vào bài thi".

Tương tự bạn đọc Thuận Tâm viết: "Trong bài thi có tình huống gặp con bò trên đường, nếu ở ngoài thấy từ xa thì phản xạ tự nhiên của con người là rà thắng từ từ, còn trong phần mềm phải tới điểm nào đó mới đạp thắng. Theo tôi phần mềm này nên có, nhưng vào phần học lý thuyết thay vì phần thi sát hạch tính điểm, tức học viên phải lên lớp học để có những nền tảng cơ bản khi tham gia giao thông".

Bạn đọc Thanh, một giáo viên đào tạo lái xe chia sẻ: "Tôi thấy nhiều học viên phàn nàn phần mềm này, để xử lý tình huống thì không thấy đâu, phải học thuộc vị trí rồi bấm nút Space đúng thời điểm là qua. Là một giáo viên dạy lái xe tôi quan niệm cái tiên quyết của người điều khiển xe là Đạo đức lái xe, rồi tới kỹ năng. Thực tế học trên lý thuyết là vậy nhưng ra đường có bao nhiêu bảng trong luật được nhìn thấy?. Có bao nhiêu tình huống như phần mềm áp dụng? Chuyện lái xe giỏi dở là do kỹ năng trải nghiệm từ từ hình thành. Bản thân tôi thấy nên dừng lại ở mức độ luyện tập là đủ".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm