Bộ quy tắc ứng xử: Nghệ sĩ không lợi dụng niềm tin của công chúng để trục lợi
TRÚC PHƯƠNG
Thời gian qua, xuất hiện nhiều lùm xùm xung quanh việc không minh bạch khi nghệ sĩ làm từ thiện; nghệ sĩ phát ngôn không chuẩn mực trên Facebook, Zalo… hay nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Trước tình trạng này, Bộ VH-TT&DL đang dự thảo và đưa ra lấy ý kiến rộng rãi Bộ Quy tắc của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Dự thảo gồm 3 chương, 11 điều, đặt ra các chuẩn mực hành vi ứng xử đạo đức, nhằm thống nhất nhận thức, hành động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật và toàn xã hội.
Nghệ sĩ làm từ thiện thế nào?
Tại các Điều 8, Điều 9 của bộ quy tắc này quy định ứng xử trên mạng xã hội, làm từ thiện, quảng cáo của nghệ sĩ.
Ca sĩ Thủy Tiên trong lần làm từ thiện ở miền Trung năm 2020. Ảnh: PLO
Khi tham gia hoạt động từ thiện, nghệ sĩ phải phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động xã hội, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, thương người như thể thương thân. Nghệ sĩ phải thực hiện, phối hợp thực hiện hiệu quả các phong trào, hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm lo người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội.
Đồng thời, nghệ sĩ phát huy uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử văn hóa trong xã hội đến cộng đồng, chú trọng các hoạt động liên quan đến giáo dục sức khỏe cộng đồng, lối sống thân thiện và bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sinh thái.
Trong hoạt động từ thiện, nghệ sĩ phải công khai, minh bạch, kịp thời khi tham gia các hoạt động xã hội, giữ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật, không lạm dụng danh hiệu, danh xưng, hình ảnh để tư lợi cá nhân.
Trong hoạt động quảng cáo, nghệ sĩ phải trung thực, chính xác, rõ ràng về công dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa đúng quy định, đặc biệt là sản phẩm trong lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường.
Khi sử dụng mạng xã hội, nghệ sĩ được khuyến khích sử dụng tài khoản cá nhân để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin chính thống có ích cho xã hội và đất nước. Nghệ sĩ phải bình luận, nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn, khách quan.
Khi sử dụng mạng xã hội, nghệ sĩ không dùng từ gây thù hận, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo; không dùng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục.
Nhân cái đẹp, dẹp cái xấu
Tại dự thảo, Bộ VH-TT&DL nhấn mạnh việc khuyến khích, phát huy, lan tỏa các giá trị tốt đẹp theo tinh thần “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, góp phần khẳng định vai trò, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Bộ quy tắc áp dụng là người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Về quy tắc ứng xử chung, dự thảo quy định người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cần đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên hết, trọng danh dự, đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật. Nghệ sĩ phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật.
Bên cạnh đó cần lấy giá trị chân - thiện - mỹ làm mục tiêu, động lực để lan tỏa tinh thần, sứ mệnh của nghệ thuật, góp phần hình thành nhân cách, lý tưởng sống tốt đẹp, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người và cộng đồng xã hội...
Không lợi dụng niềm tin của công chúng để trục lợi
Dự thảo bộ quy tắc ứng xử yêu cầu nghệ sĩ trong hoạt động nghề nghiệp cần có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật, luôn tìm tòi cái mới, cái hay để phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống nhằm sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Bên cạnh đó, nghệ sĩ phải tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của công chúng, khán giả để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn nghệ thuật... và không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi.
(PLO)- Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cho đến khi hoàn thành việc rà soát, tinh giản, cơ cấu lại và sắp xếp theo vị trí việc làm của chính quyền địa phương để đảm bảo quyền lợi của cán bộ, công chức.
(PLO)- Vụ đi ăn giỗ về thì nhà bị chiếm ở Đà Nẵng: Công an vào cuộc điều tra; Bị cáo Trương Mỹ Lan khẳng định có đủ nguồn tiền để trả cho các trái chủ; Số phận hàng loạt xe sang, bất động sản của Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68.
(PLO)- Tại cuộc họp thẩm định Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên Cơ quan điều tra VKSND tối cao cũng như Cơ quan điều tra trong quân đội.
(PLO)- Hoàng Mạnh Cường - Tổng giám đốc Công ty bất động sản Phát An Gia đã lập dự án không có thật để lừa bán cho 115 khách hàng, chiếm đoạt hơn 134 tỉ đồng.
(PLO)- Trong trường hợp đương sự (khách hàng) đã chết thì hợp đồng dịch vụ pháp lý sẽ bị coi là chấm dứt (trừ trường hợp hợp đồng dịch vụ pháp lý có nhiều khách hàng cùng tham gia).
(PLO)- Tại tờ trình Dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), cơ quan chủ trì soạn thảo đã nêu lý do không quy định Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao.
(PLO)- Các luật sư đã tư vấn, giải thích pháp luật để học sinh đang sinh hoạt tại mái ấm Tân Bình biết và hiểu nhằm áp dụng, thực hiện đúng các quy định pháp luật.
(PLO)- Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao là một trong số ba cơ quan điều tra thuộc hệ thống cơ quan điều tra; có nhiệm vụ chính là điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ.
(PLO)- Chương trình cấp căn cước và tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Bến Thành, TP.HCM mang đến tiện ích, giúp người dân dễ dàng thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng và thuận tiện.
(PLO)- Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đã bổ sung hình phạt chính là chung thân không xét giảm án và hai hình phạt bổ sung là cấm nhập cảnh và giám sát điện tử.
(PLO)- TP.HCM triển khai cấp căn cước, định danh điện tử ngay tại ga Metro số 1, tạo thuận lợi cho người dân tích hợp tiện ích số khi di chuyển công cộng.
(PLO)- Chúng ta đang sống trong một nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật nên các hành vi vi phạm sẽ luôn bị xử lý đúng theo quy định, cho dù bạn là ai, sức ảnh hưởng của bạn như thế nào.
(PLO)- VKSND Tối cao đã đưa ra nhiều lập luận khẳng định vai trò và sự cần thiết tiếp tục tổ chức Cơ quan điều tra tại VKSND Tối cao để điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
(PLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), Bộ đội Biên phòng đã đấu tranh thành công 16 Chuyên án ma túy, bắt giữ, xử lý 1.380 vụ/2.304 đối tượng, thu giữ 583 kg ma tuý các loại.
(PLO)- Tại phần tranh luận, các LS trình bày, đưa ra các tình tiết để xin giảm nhẹ cho các bị cáo; HĐXX nhắc nhở, lưu ý các luật sư về việc xưng hô, dùng từ tại phiên tòa.
(PLO)- Để tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật nên có nghị quyết hướng dẫn rõ về trường hợp hủy phán quyết trọng tài khi phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
(PLO)- 20 bị cáo trong vụ sử dụng vũ khí quân dụng, giết người, gây náo loạn đường phố ở TP Cần Thơ năm 2023 bị VKS đề nghị mức án cao nhất 15-17 năm tù.