Sáng 25-12, Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ III khai mạc với sự tham dự của 351 đại biểu đại diện cho hơn 16.000 luật sư (thuộc 63 Đoàn luật sư) đang hoạt động trên cả nước.
Tại phiên khai mạc buổi sáng, Đại hội đã nghe các báo cáo của cả nhiệm kỳ khóa II (2015-2021) về tổng kết công tác nhiệm kỳ II và phương hướng công tác nhiệm kỳ III (2021-2026); về kiểm điểm công tác nhiệm kỳ II của Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ và Thường trực Liên đoàn Luật sư Việt Nam…
Ông Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam phát biểu tại Đại hội
Trong phần đầu này, thông tin đáng chú ý là lực lượng luật sư cả nước 6 năm qua phát triển khá mạnh. Về số lượng là thêm khoảng 1.000 thành viên mỗi năm, đến nay đạt con số 16.134 luật sư thuộc 63 Đoàn luật sư đang hoạt động. Tuy nhiên, phân bổ chủ yếu vẫn ở hai Đoàn Luật sư lớn, cũng là hai thị trường lớn nghề luật: 4.752 đăng ký tại Đoàn Luật sư Hà Nội, 6.489 đăng ký tại Đoàn Luật sư TP.HCM.
Kết quả hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam được Chủ tịch Liên đoàn, ông Đỗ Ngọc Thịnh, thay mặt Ban Thường vụ Liên đoàn đánh giá khi trình bày báo cáo nhiệm kỳ II: “Sự phấn đấu, nỗ lực của các luật sư thời gian qua đã làm nên thương hiệu, uy tín luật sư trong nước và quốc tế, hỗ trợ cho người dân, xã hội. Từ đó, đội ngũ luật sư đã nhận được sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội”.
Với chương trình Đại hội được thông qua rất chặt chẽ, có tính tập trung cao, các báo cáo của nhiệm kỳ II Liên đoàn Luật sư Việt Nam không có nhiều ý kiến thảo luận hay tranh luận. Đại hội sau đó bước vào phần mà các đại biểu quan tâm nhất là công tác nhân sự.
Tuân thủ quy trình tập trung, dân chủ chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng đoàn Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Ban Thường vụ khóa II đã trình bày báo cáo công tác nhân sự, trong đó giới thiệu danh sách ứng viên Hội đồng Luật sư khóa III. Về cơ bản, Đại hội chấp thuận danh sách này, và đã họp xuyên buổi trưa để đầu giờ chiều bầu ra Hội đồng Luật sư khóa III.
Hội đồng Luật sư toàn quốc khóa III gồm 94 Ủy viên, trong đó Chủ nhiệm 63 Đoàn Luật sư trên toàn quốc là Ủy viên đương nhiên, và 31 Ủy viên do Đại hội bầu từ 40 ứng viên.
Thời điểm này Hội đồng Luật sư toàn quốc khóa III đang họp phiên đầu tiên, quyết định số lượng Uỷ viên Ban Thường vụ khóa III, giới thiệu nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch khóa III trong số Ủy viên Hội đồng khóa III vừa được bầu. Các Đại biểu Đại hội Luật sư toàn quốc đang đợi kết quả này.
Thông tin công khai tại Đại hội là Hội đồng Luật sư toàn quốc khóa III đã xây dựng đề án nhân sự, trong đó dự kiến 6 ứng viên cho 5 vị trí Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư khóa III, gồm các luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Đào Ngọc Chuyên, Lưu Tiến Dũng, Phan Trung Hoài, Nguyễn Hải Nam, Nguyễn Thế Phong.
Riêng vị trí Chủ tịch Liên đoàn Luật sư khóa III, phương án nhân sự chỉ đề xuất duy nhất ứng viên Đỗ Ngọc Thịnh, là Chủ tịch Liên đoàn Luật sư khóa II đương nhiệm.
Theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Ban Thường vụ và các Phó Chủ tịch Liên đoàn sẽ do Hội đồng Luật sư toàn quốc bầu. Còn Chủ tịch Liên đoàn thì do Đại hội Luật sư toàn quốc bầu.
Chủ tịch và các Phó Chủ tịch được bầu ngoài thẩm quyền riêng theo chức danh thì còn là thành viên của tập thể Thường trực Liên đoàn có nhiệm vụ điều hành hoạt động thường xuyên của Liên đoàn giữa các kỳ họp của Ban Thường vụ Liên đoàn.
Còn Ban Thường vụ Liên đoàn là cơ quan điều hành của Liên đoàn Luật sư giữa hai kỳ họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc.
(PLO)- Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã quyết định tổ chức Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 25 và 26-12 tại Hà Nội với sự tham dự của 458 đại biểu từ 63 Đoàn Luật sư cả nước.
(PLO)- Người thừa kế muốn rút tiền trong sổ tiết kiệm của người thân đã mất thì cần liên hệ tổ chức hành nghề công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
(PLO)- 20 bị cáo trong vụ sử dụng vũ khí quân dụng, giết người, gây náo loạn đường phố ở TP Cần Thơ năm 2023 bị tòa tuyên mức án cao nhất 15 năm tù, thấp nhất 9 tháng tù cho hưởng án treo.
(PLO)- Ngoài 25 tội danh dù chuẩn bị phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành, dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) đã bổ sung thêm 27 tội danh.
(PLO)- Dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi đã bổ sung tội danh sử dụng trái phép chất ma túy; tội danh này đã được bãi bỏ và không còn quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành.
(PLO)- Sau khi con chó của mình bị con chó hàng xóm cắn chết, phía nguyên đơn đã khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại tiền chữa trị và tiền tiêu hủy chó...
(PLO)- Khi thẩm định dự án Bộ Luật hình sự (sửa đổi), có ý kiến cho rằng hình phạt tử hình tạo ra áp lực buộc các đối tượng khắc phục hậu quả, đặc biệt là trong việc thu hồi tài sản tham nhũng.
(PLO)- Tại cuộc họp thẩm định Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên Cơ quan điều tra VKSND tối cao cũng như Cơ quan điều tra trong quân đội.
(PLO)- Hoàng Mạnh Cường - Tổng giám đốc Công ty bất động sản Phát An Gia đã lập dự án không có thật để lừa bán cho 115 khách hàng, chiếm đoạt hơn 134 tỉ đồng.
(PLO)- Trong trường hợp đương sự (khách hàng) đã chết thì hợp đồng dịch vụ pháp lý sẽ bị coi là chấm dứt (trừ trường hợp hợp đồng dịch vụ pháp lý có nhiều khách hàng cùng tham gia).
(PLO)- Tại tờ trình Dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), cơ quan chủ trì soạn thảo đã nêu lý do không quy định Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao.
(PLO)- Các luật sư đã tư vấn, giải thích pháp luật để học sinh đang sinh hoạt tại mái ấm Tân Bình biết và hiểu nhằm áp dụng, thực hiện đúng các quy định pháp luật.
(PLO)- Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao là một trong số ba cơ quan điều tra thuộc hệ thống cơ quan điều tra; có nhiệm vụ chính là điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp và tội phạm tham nhũng, chức vụ.
(PLO)- Chương trình cấp căn cước và tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Bến Thành, TP.HCM mang đến tiện ích, giúp người dân dễ dàng thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng và thuận tiện.
(PLO)- Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đã bổ sung hình phạt chính là chung thân không xét giảm án và hai hình phạt bổ sung là cấm nhập cảnh và giám sát điện tử.