Địa điểm các ngôi mộ này nằm ở quận Sadao của tỉnh Songkhla, tại một khu trại bỏ hoang của “giới thuyền nhân”, những người di cư bằng thuyền bị bán sang khu vực biên giới giữa Thái Lan và Malaysia. Đây là khu vực nổi tiếng với việc hình thành các khu lều trại hẻo lánh cho những ngươi di cư bị đem bán.
“Có 32 ngôi mộ, 4 thi thể hiện đang được khai quật, và đã được đưa tới bệnh viện để khám nghiệm tử thi. Số thi thể này cũng đã bị phân hủy” – nhân viên cứu hộ Sathit Thamsuwan cho hay.
Ông còn cho biết thêm một người đàn ông đến từ Bangladesh vẫn còn sống và đang được điều trị tại một bệnh viện ở Padang Besar gần đó.
Một người Rohingya đến từ Myanmar nhưng sống ở Malaysia bị ngất xỉu trong cuộc biểu tình gần đại sứ quán Myanmar ở Kuala Lumpur (Nguồn: Asia One Asia News)
Một quan chức giấu tên cho hay có hơn 20 ngôi mộ. Quân đội và cảnh sát tuần tra biên giới hiện đang tiến hành phong tỏa khu vực để đưa các quan chức pháp y tới hiện trường.
Hàng vạn người di cư từ Myanmar (chủ yếu là người Rohingya theo đạo Hồi) và Bangladesh đang ngày càng “liều mình” vượt biển sang miền nam Thái Lan.
Theo Liên Hiệp Quốc, hàng ngàn người Rohingya là một trong những cộng động dân tộc bị ngược đãi nhất thế giới. Họ đã và đang bỏ trốn khỏi tình trạng bất ổn kinh hoàng ở miền tây tiểu bang Rakhine của Myanmar kể từ năm 2012.
Hội đồng tư vấn Thái Lan đã thực hiện nhiều bước đi đáng kể nhằm triệt phá nạn buôn lậu từ tháng 6-2014, ngay thời điểm Mỹ đẩy Thái Lan xuống vị trí cuối cùng trong danh sách các quốc gia thất bại trong việc giải quyết tình trạng nô lệ hiện đại.
Tháng 1-2015, nhà chức trách Thái Lan đã xác nhận có hơn một chục quan chức chính quyền, trong đó có cảnh sát cấp cao và một quan chức hải quân, đã bị khởi tố vì tội đồng lõa tham gia nạn buôn bán người.