Hình ảnh mô phỏng khủng long Elaphrosaur. Ảnh: RUAIRIDH DUNCAN/BBC
Nhà cổ sinh vật học Stephen Poropat của Đại học Swinburne tại Melbourne cho biết mẫu hóa thạch 110 triệu năm này là của loài Elaphrosaur được phát hiện tại bang Victoria, Úc, cho thấy nó sống gần khu vực Nam Cực.
Elaphrosaur có nghĩa là thằn lằn chân nhẹ có nhiều đặc điểm tương đồng với khủng long bạo chúa, nhóm khủng long Velociraptor và các loài chim hiện đại.
"Elaphrosaur có cổ dài và cơ thể tương đối nhẹ. Nó chỉ dài khoảng 2m, hai chi trên ngắn và mỗi chi có bốn ngon.” - Tiến sĩ, nhà nghiên cứu Stephen Poropat cho biết.
Theo các tác giả của nghiên cứu, hóa thạch của loài Elaphrosaur rất hiếm khi được tìm thấy do bởi chúng thường bị nhầm lẫn với các loại khủng long khác. Mẫu hóa thạch Elaphrosaur đầu tiên được tìm thấy ở Tanzania vào đầu thế kỷ 20.