Trong số đó, có một số là của học giả của trường, một số là của những người vô gia cư và có cả hài cốt của những người bị bệnh.
Sinh ra trong thời kì khó khăn, họ không đủ điều kiện để chăm sóc bản thân. Vào những ngày cuối đời, tất cả họ đều sống nhờ vào sự giúp đỡ tinh thần từ những người làm việc tại bệnh viện thời trung cổ St John the Evangelist được thành lập vào năm 1195.
Sau khi qua đời, họ được chôn dưới một khu nghĩa trang của bệnh viện mà hàng mấy thế kỷ qua “ngôi mộ tập thể” vẫn còn là một ẩn số. Mãi cho tới khi người ta cần tu sửa lại một khu giảng đường thuộc trường Đại học Cambridge thì bí mật mới được giải đáp.
Các bộ xương được chôn cất theo hàng một ngay ngắn
Ngôi mộ tập thể gồm 1.300 bộ hài cốt được khai quật dưới tòa nhà thuộc trường đại học Cambridge
Các nhà khảo cổ khi đào dưới tòa nhà Old Divinity , kiểu nhà thời Victoria thuộc trường Cao đẳng St John, trực thuộc đại học Cambridge được thành lập vào năm 1511 đã hết sức kinh ngạc khi phát hiện thấy 1.300 bộ hài cốt “nằm yên nghỉ” nơi đây.
Các chuyên gia cho hay đó là một trong những khu mộ của bệnh viện thời trung cổ lớn nhất từng được phát hiện ở Anh.
Các chuyên gia cũng hy vọng quá trình phân tích DNA từ những bộ hài cốt này là chìa khóa để giải mã cuộc sống và cái chết của những con người sống dưới thời kỳ trung cổ.
Suốt 6 tháng khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy khoảng 400 bộ hài cốt còn nguyên vẹn và 900 bộ hài cốt chỉ còn lại một phần. Tất cả đều sống ở thế kỷ 13-15.
“Chúng tôi biết khu mộ này nằm ở khu vực đó, nhưng thật không ngờ lại nằm ở chính nơi chúng tôi đang làm việc. Hầu hết những bộ hài cốt này là của nam giới từ 25 đến 45 tuổi, không có phụ nữ mang thai. Nhà sư Augustine đang quản lý bệnh viện này”, ông Craig Cessford, 45 tuổi, thuộc Khoa Khảo cổ trường Đạihọc Cambridge.
Ông Cessford cho biết những bộ hài cốt này được chôn cất theo từng hàng một gọn gàng, và khi khu mộ không còn chỗ trống, các thi thể khác sẽ được chôn lên hàng đầu.
Danh tính của những bộ xương này vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên lối đi vào ngôi mộ có trải sỏi cho thấy người thân họ đã đến thăm khi họ qua đời.
Những thi thể này không có dấu hiệu gì cho thấy họ bị mắc phải căn bệnh hiểm nghèo nào. Theo báo cáo về những phát hiện gần đây của báo Archaeological Journal đã phản ánh “vai trò chính của bệnh viện thời trung cổ này là động viên tinh thần và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người vô gia cư, người bệnh đúng hơn là chữa trị y khoa cho người bệnh và bị thương”.