Các nhân viên cảnh sát nói với AFP, vụ tấn công xảy ra ở huyện Khok Pho, tỉnh Pattani buộc chính quyền Thái Lan phải mở cuộc đàm phán hòa bình.
Việc này đã từng trì trệ vào cuối năm trước do tình hình bất ổn vào cuối năm trước ở Bangkok.
Những cuộc bạo loạn kéo dài trong 10 năm qua đã làm rung chuyển miền nam Thái Lan, nơi giáp biên giới Malaysia làm 6.100 người thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị thương. Trong đó hầu hết các nạn nhân là người dân vô tội.
Cảnh sát đang điều tra hiện trường vụ đánh bom bên ngoài một tòa nhà ở miền nam Thái Lan hôm 11.9
Giới chức trách cho biết, một số phiến quân nổi dậy đã di chuyển bằng xe tải và xa máy đến chính quyền địa phương ở phía nam vào chiều thứ năm. “ Mọi người đang làm việc thì quân nổi dậy tiến vào và đập phá” cảnh sát Phoganan Suwanno nói với AFP. Ngoài ra họ đã cài hai quả bom hẹn giờ ở bên ngoài và phá hủy một tòa nhà cao tầng.
“Tất cả mọi người đã chết, trong đó có hai chính quyền địa phương”. Cảnh sát trưởng địa phương đã xác nhận vụ đánh bom, có thêm ba quan chức khác và một người dân đã bị giết.
Thái Lan hiện tại có rất nhiều khu vực Hồi giáo trong hơn một thế kỉ qua và các phần tử cực đoan đã nổi dậy trong một vài năm trở lại đây. Cuộc nổi dậy gần đây nhất kéo dài trong vòng 10 năm và mức độ tàn bạo đang tăng lên. Mục đích của các phần tử này là nhắm vào lực lượng an ninh và cả dân thường- những người đứng về nhà nước Thái Lan. Họ là những giáo viên dạy đạo Phật và đạo Hồi ở các trường học, các quan chức chính phủ.
Các tổ chức nhân quyền đã lên án chính quyền Thái Lan về các vấn đề phạm vi nhân quyền, giết người ở khu vực phía nam và phân biệt văn hóa địa phương thông qua các dự án đồng hóa cưỡng bức.
Một cậu bé 14 tuổi đã bị bắn nhầm vào hôm 20-8 ở tỉnh Narathiwat làm nổ ra cuộc đụng độ giữa lực lượng cảnh sát và phiến quân nổi dậy. Cảnh sát cho biết một một thành viên trong nhóm nổi dật đã đặt khẩu súng lục vào tay cậu bé hòng che đậy tội ác của mình.
Quân nổi dậy yêu cầu sự tự chủ từ các cuộc đàm phán với chính quyền Thái Lan nhưng vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng vì những vấn đề bất ổn xảy ra vào cuối năm trước ở Bangkok.
Nhà cầm quyền mới của Thái Lan muốn khởi động một vòng đám phán mới và họ đã gửi lời mời đến các nhân viên an ninh ở Kuala Lumpur vì họ nghĩ rằng quân nổi dậy đang cư trú ở Malaysia.
Theo một thông tin mà AFP nhận được, các phiến quân nổi dậy vẫn chưa đồng ý tham gia cuộc hội đàm. Nguyên nhân có thể do họ thất vọng với Thái Lan khi đã không đáp lại những yêu cầu của họ vào cuối vòng đàn phán năm trước.