Ai góp ý giơ tay lên là một cuộc đối thoại thẳng thắn về những bất cập, cản trở của Luật Điện ảnh cho hoạt động sáng tạo tác phẩm, phát triển nền điện ảnh Việt trong những năm qua.
Đồng thời, đưa ra các khuyến nghị, đề xuất cho dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi đang được Ban soạn thảo thảo luận và chỉnh sửa.
Những đạo diễn, nhà sản xuất, phát hành phim hàng đầu Việt Nam đã hội tụ tại sự kiện Ai góp ý giơ tay lên!, ngày 26-9. Ảnh: CTCC
Kiểm duyệt phim – nhát kéo vô hình cắt nát tương lai nhiều tác phẩm.
Chủ đề nhức nhối được mang ra mổ xẻ tại sự kiện là quy chuẩn và sự minh bạch trong vấn đề kiểm duyệt tác phẩm điện ảnh.
Theo các đạo diễn tham gia, việc kiểm duyệt phim cần dựa trên nguyên tắc cơ bản – điện ảnh là hư cấu. Tuy vậy, nhiều tác phẩm vẫn bị “quy tội” xuyên tạc, sai sự thật và ép sửa oan uổng.
Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho rằng Luật Điện ảnh cần có sự quy định rõ ràng để phân biệt giữa mê tín dị đoan và vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa tâm linh.
Trần Thanh Huy - đạo diễn phim Ròm sinh ra và lớn lên trong gia đình lao động tại khu Thị Nghè Sài Gòn. Những gì trong phim đều khắc họa trải nghiệm và cuộc đời của anh về đời sống đói khổ và u ám ở rìa thành phố.
“Vậy nhưng câu chuyện tôi vừa nêu đều là câu chuyện xung quanh tôi vậy thì tôi bịa đặt hay ám chỉ xuyên tạc gì mà bị văn bản luật cho rằng xuyên tạc?” - anh chia sẻ thêm.
Các nhà làm phim ở nhiều thế hệ nhưng cùng gặp phải một vấn đề chung với “gông cùm” kiểm duyệt.
Không chỉ các nhà làm phim trẻ, những đạo diễn kỳ cựu của điện ảnh Việt cũng chia sẻ chung nỗi băn khoăn và bất lực.
Theo Đạo diễn Charlie Nguyễn, một nền võ thuật Việt Nam lâu đời nhưng lại không được khai thác, một cơ hội đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới đã bị hủy hoại.
Tham dự từ nước Pháp, đạo diễn Trần Anh Hùng kết luận: “Nghệ thuật chính là một công cụ để giáo dục dân, tôi không đồng ý với góc nhìn này của các nhà kiểm duyệt. Một người nghệ sĩ không có mục đích giáo dục khi sáng tạo, họ chỉ muốn nêu lên những khúc mắc trong tâm hồn. Nếu hội đồng duyệt có những người có suy nghĩ đó, sẽ rất khó để chúng ta có thể trao đổi với hội đồng duyệt phim”.
Đạo diễn Trần Anh Hùng chia sẻ về những trải nghiệm cá nhân xung quanh vấn đề kiểm duyệt phim tại Việt Nam.
Cản trở điện ảnh vươn tầm quốc tế
Một trong những rào cản ngăn cản các dự án phim quốc tế đến Việt Nam là hoạt động kiểm định kịch bản.
Trong những năm qua, rất nhiều đoàn phim quốc tế khi vào khảo sát ở Việt Nam, đều lo lắng thủ tục thẩm định kịch bản, mặc dù rất muốn làm ở VN nhưng họ đều phải quyết định dời qua các nước khác trong khu vực như Philipines, Thái lan, nơi họ được trải thảm đỏ đón chào.
Đơn giản hoá thủ tục thẩm định cấp phép, cân nhắc loại bỏ việc thẩm định kịnh bản sẽ là bước tháo gỡ nút thắt đầu tiên quan trọng giúp điện ảnh Việt chủ động hơn trong việc hội nhập và hấp dẫn các đoàn phim quốc tế.
Những đề xuất tha thiết và quyết liệt
Là thành viên trẻ nhất của Hội đồng kiểm duyệt phim quốc gia, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho biết nên bỏ tiền kiểm – tức là việc kiểm duyệt cho phim chưa có kế hoạch phát hành ở Việt Nam, đợi khi tham gia liên hoan phim quốc tế xong mang về chiếu thì chịu sự kiểm duyệt sau.
Đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn đề xuất việc cần có thêm mức phân loại độ tuổi, cụ thể là tạo thêm một hoặc vài phân loại độ tuổi cao hơn trần T18 hiện có trong dự thảo.
Nhà sản xuất Trần Bích Ngọc cho rằng, việc đơn giản hoá thủ tục thẩm định cấp phép, cân nhắc loại bỏ việc thẩm định kịnh bản sẽ là bước tháo gỡ nút thắt đầu tiên quan trọng giúp điện ảnh Việt chủ động hơn trong việc hội nhập và hấp dẫn các đoàn phim quốc tế.
Những chữ ký tượng trưng cho quyết tâm đóng góp ý kiến vì tương lai một nền điện ảnh Việt Nam phát triển bền vững.
Hi vọng rằng, những đề nghị tha thiết của giới làm phim Việt tại sự kiện sẽ được giới làm luật tiếp thu, lắng nghe, vì một nền điện ảnh Việt phát triển trong tương lai.
(PLO)- Sự kiện dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi quy tụ các đạo diễn, nhà sản xuất điện ảnh, đơn vị phát hành phim, giới nghiên cứu, phê bình... Bên cạnh đó có các nhà nghiên cứu luật và báo giới.
(PLO)- Trả lời qua điện thoại, lãnh đạo Công an Đồng Tháp cho biết chưa nắm thông tin về các biển số xe máy 'siêu đẹp' đang lan truyền trên Facebook và cho biết sẽ cho kiểm tra, thông báo khi có kết quả.
(PLO)- Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ cho rằng việc làm cầu vượt bộ hành khu vực bến Bạch Đằng là phương án ưu tiên hơn so với hầm chui.
(PLO)- Ông bà ta có quan điểm về mê tín dị đoan, những cái không phù hợp với cuộc sống dần dẹp bỏ. Những tập tục tốt đẹp cần giữ gìn phát huy. Một trong những tục ấy là tục kiêng quét nhà ngày mùng một Tết, vì sao?
(PLO)- Vào ngày 23 tháng Chạp mỗi gia đình đều sắm sửa một mâm cỗ để cúng tiễn Ông Táo về trời gắn với tích 'hai ông một bà' - vị thần đất, vị thần nhà, vị thần bếp núc.
(PLO)- Cứ chừng sau ngày 20 tháng Chạp là má tôi cũng như nhiều gia đình ở quê làm bánh thuẫn, bánh nổ hay bánh in để dâng cúng ông bà, tổ tiên trong ba ngày Tết.
(PLO)- Nhiều nghệ sĩ đã gửi lời động viên và chia buồn đến nghệ sĩ Võ Minh Lâm khi cha anh, nghệ sĩ Duy Sơn, qua đời vì đột quỵ vào sáng 26-3 tại quê nhà Cần Thơ.
(PLO)- 'Con đường âm nhạc' số đầu tiên của năm 2023 sẽ xây dựng chân dung của nữ nghệ sĩ Tân Nhàn là một nghệ nhân hát nhạc truyền thống bằng hơi thở của thời đại.
(PLO)- Ngân Quỳnh kể chuyện trốn gia đình vì tình yêu; "Ngược dòng" sau nửa thế kỷ cùng họa sĩ Đào Minh Tri; Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang công diễn "Câu hò đất mẹ"...
(PLO)-Đàm Vĩnh Hưng hỗ trợ 200 triệu cho trường tiểu học; Mặc đồ Mông Cổ chụp hình ở sông Nho Quế, Thùy Tiên rút kinh nghiệm; Siêu lừa gặp siêu lầy cán mốc 100 tỷ...