Phú Yên: Chính quyền sát cánh cùng ngư dân để gỡ thẻ vàng IUU

Phú Yên: Chính quyền sát cánh cùng ngư dân để gỡ thẻ vàng IUU

(PLO)- Lãnh đạo tỉnh Phú Yên mong các ngư dân cùng đồng hành, quyết tâm và phối hợp để sớm gỡ được thẻ vàng IUU, từ đó giúp nâng cao thu nhập cho bà con.

Ngày 29-8, tại TP Tuy Hòa, Phú Yên, báo Pháp Luật TP.HCM đã tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. Nhiều hoạt động trong khuôn khổ chương trình đã được diễn ra, trong đó có diễn đàn “Đáp lời ngư dân”.

Ngư dân Nguyễn Văn Lễ và Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Tấn Hổ tại diễn đàn “Đáp lời ngư dân”. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ngư dân Nguyễn Văn Lễ và Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Tấn Hổ tại diễn đàn “Đáp lời ngư dân”. Ảnh: HOÀNG GIANG

Cần bình tĩnh trước hành động gây hấn của tàu lạ

Tại diễn đàn, nhiều bà con đã có những câu hỏi thẳng thắn gửi đến lãnh đạo, cơ quan chức năng về nhiều vấn đề xoay quanh các hoạt động đánh bắt, các quy định về luật, chính sách hỗ trợ ngư dân.

Ngư dân Nguyễn Văn Lễ đặt vấn đề ngư dân phải ứng xử như thế nào khi gặp phải tàu của nước khác, thậm chí bị cơ quan chức năng của nước khác làm khó. “Làm sao để chúng tôi bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình?” - ông Lễ hỏi.

Kỳ vọng tháo gỡ thẻ vàng

Ngư dân Phan Thuẩn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6, TP Tuy Hòa, nêu vừa qua lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện chuyến tuần tra, kiểm soát tàu cá và ngư dân thực thi pháp luật về hải sản. Từ đó, ông muốn nghe lãnh đạo tỉnh chia sẻ tình hình về chống đánh bắt cá trái phép trong quá trình tuần tra.

“Liệu tình hình tới đây có khả thi không, liệu có đủ điều kiện tiến tới tháo gỡ thẻ vàng chưa?” - ông Thuẩn hỏi.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên Nguyễn Tri Phương thông tin chuyến tuần tra vừa qua là để nắm bắt thực tế để tỉnh nhà khắc phục các điểm còn hạn chế, sẵn sàng đón đoàn thanh tra của EC sắp tới với quyết tâm tháo gỡ thẻ vàng. Cùng với đó là phổ biến, tuyên truyền cho ngư dân thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, gửi tờ rơi tuyên truyền cho ngư dân.

“Qua chuyến đi cho thấy 15 tàu được kiểm tra thì có ba tàu vi phạm, còn lại cơ bản chấp hành tốt. Như vậy là nhận thức của ngư dân có chuyển biến... Chúng tôi kỳ vọng đợt kiểm tra lần thứ tư này thì Ủy ban châu Âu đánh giá tốt và sẽ tháo gỡ được thẻ vàng, gỡ được đầu ra cho ngư dân” - ông Phương nói.

Trước câu hỏi này, ông Trương Thiên An, Phó Chính ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết các tàu được phép đánh bắt xa bờ đều phải tuân thủ quy định của luật pháp Việt Nam và quốc tế. Khi đánh bắt trên biển, các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thì bà con ngư dân cần khẳng định là đánh bắt hợp pháp.

Khi bị tàu lạ, tàu nước ngoài uy hiếp, quấy nhiễu thì bà con ngư dân cần hết sức bình tĩnh để nắm tình hình; ghi lại số hiệu, ký hiệu của tàu, đặc điểm nhận dạng và xác định rõ xem đây là tàu dân sự hay quân sự. Sau đó dùng phương tiện mang theo quay phim, chụp ảnh để xác định là ngư dân đánh bắt trên vùng biển của nước mình. Đồng thời, ngư dân phải truy cập ngay vị trí mà tàu cá đang hoạt động trên các thiết bị giám sát, sau đó gửi về cho lực lượng chức năng để họ biết tàu của ngư dân đang bị quấy nhiễu…

“Đây là những chứng cứ để đấu tranh, giải quyết, bảo vệ quyền lợi của ngư dân trên con đường ngoại giao cũng như công tác bảo hộ ngư dân” - ông Trương Thiên An khẳng định và hướng dẫn bà con cần nhanh chóng phát tín hiệu cho các tàu cá đi trong tổ, đội, cùng đánh bắt trên vùng biển để các tàu cá tập trung lại hỗ trợ.

Về vấn đề hỗ trợ ngư dân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên Nguyễn Tri Phương cho biết UBND và HĐND tỉnh cũng có những cuộc họp bàn để có nguồn sớm nhất có thể để giải ngân, có nguồn kinh phí hỗ trợ bà con, dự kiến trong tháng 9 này sẽ hỗ trợ vốn cho ngư dân.

Tại diễn đàn, xung quanh thắc mắc về hai hệ thống giám sát, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Yên cho hay tỉnh đang tích hợp hai hệ thống này để đảm bảo quy định và quyền lợi cho bà con ngư dân...

Về định hướng phát triển cá ngừ đại dương, tỉnh đang tính toán hỗ trợ về lãi vay, cước phí thuê bao cho ngư dân, ký hợp đồng hợp tác với một tập đoàn của Nhật Bản... để bà con bán được giá cao hơn.

Ngư dân Phú Yên đến tham dự Chương trình Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển, sáng 29-8. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ngư dân Phú Yên đến tham dự Chương trình Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển, sáng 29-8. Ảnh: HOÀNG GIANG

Mong ngư dân cùng chung tay tháo gỡ thẻ vàng IUU

Cuối phần hỏi - đáp, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Tấn Hổ chia sẻ lợi ích mang lại từ khai thác thủy sản đối với nền kinh tế, cũng như đối với mỗi người dân là rất lớn. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản trên biển luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ngư dân.

Lời cảm ơn

Ban Tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” trân trọng cảm ơn các nhà tài trợ đã đồng hành cùng chương trình:

Công ty TNHH SkyBus; Ngân hàng NN&PTNT (Agribank); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank); Công ty CP Pin ắcquy miền Nam (PINACO); Tập đoàn Vingroup - Công ty CP; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Công ty CP Charm Group; Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam; Công ty CP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Gigamall; Công ty CP Thực phẩm Bình Tây; Công ty CP Dược phẩm TV.Pharm; Công ty Acecook Việt Nam; Tập đoàn Sungroup; Tổng Công ty Điện lực TP.HCM; Ngân hàng TMCP Nam Á; Công ty CP Thương mại Tài Tiến; Công ty CP Địa ốc Phú Long; Công ty CP Bê tông 620 Châu Thới; Công ty CP Kinh doanh địa ốc Him Lam; Công ty CP Gonsa; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia; Tổng Công ty Phát điện 1; Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất; Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH Một thành viên; Công ty CP Tập đoàn SenGroup; Công ty CP Tent House VN; Công ty CP MBG Lạc Sanh Phú Yên; Công ty CP Thành Trung… và một số đơn vị khác.

“Trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền là phải tìm giải pháp, triển khai các hoạt động để hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân phát triển sản xuất, giảm thiểu tối đa rủi ro trên biển” - ông Lê Tấn Hổ cho biết.

Ông Lê Tấn Hổ nói nhiều về cá ngừ đại dương. Theo ông, giá cá ngừ đại dương hiện chỉ khoảng 100.000 đồng/kg, cần tính toán để ngư dân bám biển, đánh bắt cá ngừ đại dương có lãi. “Phải tìm cách cải tạo hệ thống đánh bắt và bảo quản con cá ngừ theo tiêu chuẩn tối ưu nhất như về kỹ thuật đánh bắt hay bảo quản” - ông Lê Tấn Hổ nói và cho rằng phải tham gia được chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương trong nước và quốc tế. Trong đó, cá ngừ đại dương Việt Nam nói chung và ở Phú Yên nói riêng sẽ là một mắt xích quan trọng và chính quyền đã, đang cố gắng làm việc này.

Ông mong bà con ngư dân cùng đồng hành, tìm hiểu, áp dụng, từng bước thay đổi văn hóa đánh bắt, biết chăm chút hơn cho nghề.

Về vấn đề thẻ vàng của EC đối với ngành hải sản Việt Nam, ông Lê Tấn Hổ nói từ năm 2017, khi Ủy ban châu Âu (EC) gắn thẻ vàng với hải sản Việt Nam, kinh tế trong nước chịu thiệt hại hàng tỉ USD, sản lượng xuất khẩu giảm cực kỳ mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con.

“Việc gỡ thẻ vàng chỉ có thể được thực hiện khi cả chính quyền và bà con ngư dân cùng quyết tâm phối hợp vì lợi ích chung” - ông khẳng định.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch danh dự của chương trình, tặng những phần quà đến ngư dân tỉnh Phú Yên. Ảnh: HOÀNG GIANG

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch danh dự của chương trình, tặng những phần quà đến ngư dân tỉnh Phú Yên. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ngay sau diễn đàn “Đáp lời ngư dân”, Ban Tổ chức chương trình đã trao tặng 200 phần quà, mỗi phần quà trị giá hơn 4 triệu đồng cho 200 hộ ngư dân trên địa bàn tỉnh, bao gồm một bình ắcquy, đèn LED, một cẩm nang “Những điều cần biết về đánh bắt hải sản”, một túi thuốc phục vụ cho ngư dân ra khơi và một hộp combo pin Con Ó, cùng thực phẩm cần thiết khác.

Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Mai Ngọc Phước, Trưởng ban chỉ đạo chương trình, trao tặng học bổng cho các em học sinh.
Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Mai Ngọc Phước, Trưởng ban chỉ đạo chương trình, trao tặng học bổng cho các em học sinh.
Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển tặng hoa cảm ơn các nhà tài trợ.

Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển tặng hoa cảm ơn các nhà tài trợ.

Lãnh đạo Báo Pháp Luật TP.HCM trao hoa cảm ơn các nhà tài trợ.

Lãnh đạo Báo Pháp Luật TP.HCM trao hoa cảm ơn các nhà tài trợ.

Ông Huỳnh Tấn Lộc (áo trắng), Tổng giám đốc công ty TNHH SKYBUS trao quà cho ngư dân.
Ông Huỳnh Tấn Lộc (áo trắng), Tổng giám đốc công ty TNHH SKYBUS trao quà cho ngư dân.
Ông Nguyễn Văn An (bìa phải), Giám đốc Công ty cổ phần Pin ắc quy miền Nam (PINACO) chi nhánh Đà Nẵng trao quà cho ngư dân.

Ông Nguyễn Văn An (bìa phải), Giám đốc Công ty cổ phần Pin ắc quy miền Nam (PINACO) chi nhánh Đà Nẵng trao quà cho ngư dân.

Ông Hà Minh Thanh Hoàng (áo vest đen), Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á chi nhánh Phú Yên, trao quà cho người dân.

Ông Hà Minh Thanh Hoàng (áo vest đen), Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á chi nhánh Phú Yên, trao quà cho người dân.

Ông Võ Công Trí, Giám đốc chi nhánh Khánh Hòa, Công ty cổ phần dược phẩm TV.PHARM trao quà cho ngư dân.

Ông Võ Công Trí, Giám đốc chi nhánh Khánh Hòa, Công ty cổ phần dược phẩm TV.PHARM trao quà cho ngư dân.

Chương trình còn tặng 25 suất học bổng cho con em ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi (mỗi suất học bổng gồm 2 triệu đồng tiền mặt, tập vở, dụng cụ, ba lô học sinh…).

Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên PHẠM ĐẠI DƯƠNG:

Đưa cá ngừ đại dương thành sản phẩm thương hiệu

Phát biểu tại diễn đàn, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Phạm Đại Dương cho biết lãnh đạo tỉnh đã và đang quyết liệt triển khai các giải pháp chủ động, ngăn ngừa để vấn đề đánh bắt cá trái phép, trái quy định, không khai báo không còn xảy ra nữa.

Ông Phạm Đại Dương khẳng định sẽ có những kiến nghị, đề xuất liên quan đến các vấn đề mà ngư dân phản ánh với trung ương, bộ, ngành để kịp thời có cơ chế, chính sách phù hợp.

Ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, phát biểu tại diễn đàn “Đáp lời ngư dân” vào sáng 29-8. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, phát biểu tại diễn đàn “Đáp lời ngư dân” vào sáng 29-8. Ảnh: HOÀNG GIANG

Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên chia sẻ nghề câu cá biển, đánh bắt thủy hải sản là nghề truyền thống của cha ông bao đời nay. Việc bám biển cũng thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền của đất nước trên biển, mang lại lợi ích kinh tế cho bà con ngư dân và cho cả tỉnh nhà.

“Tôi tin tưởng nghề đánh bắt thủy hải sản vẫn sẽ được duy trì” - ông Dương nhấn mạnh và cho hay trung ương, Chính phủ và tỉnh cũng xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ ngư dân bám biển, phát triển ngành kinh tế biển tại tỉnh nhà.

Trong các nhiệm kỳ vừa qua, Phú Yên cũng đã dành riêng một chương trình hành động của Tỉnh ủy để thực hiện nghị quyết về kinh tế biển. Ông cũng cho biết tỉnh luôn rà soát các chính sách và cập nhật để làm sao phù hợp với từng giai đoạn, từng thời điểm.

Cạnh đó, lãnh đạo tỉnh luôn lắng nghe và có tiếng nói với trung ương, bộ, ngành để có giải pháp, cơ chế, chính sách kịp thời và phù hợp nhất. Ông cũng mong muốn bà con thường xuyên có kiến nghị khi có khó khăn để lãnh đạo tỉnh đáp ứng tối đa trong điều kiện của tỉnh.

Bí thư Phạm Đại Dương cho biết tỉnh Phú Yên sẽ tăng cường tuyên truyền pháp luật để bà con chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế. “Phú Yên là một trong số ít tỉnh không có ngư dân vi phạm IUU. Đây là sự nỗ lực của bà con ngư dân và mong bà con tiếp tục duy trì việc này” - ông nói và nhấn mạnh cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề giám sát hành trình nhằm đảm bảo tối đa an toàn cho ngư dân khi đánh bắt trên biển.

Về vấn đề giá cá ngừ, ông Phạm Đại Dương thông tin lãnh đạo tỉnh đã có ba lần sang Nhật để học tập kinh nghiệm từ “vua cá ngừ Nhật” và đặt vấn đề hợp tác. Sắp tới, phía Nhật sẽ giúp tỉnh định hướng và chuyển giao công nghệ đánh bắt cá ngừ, làm sao có chất lượng cá ngừ tốt nhất để tiêu thụ trong nước và đảm bảo cho xuất khẩu. Cùng với đó, tỉnh cũng sẽ xây dựng các nhà máy, phân xưởng để có thể chế biến các sản phẩm cá ngừ.

Về định hướng, ông Phạm Đại Dương cho hay tỉnh sẽ củng cố các hợp tác xã để bà con ngư dân cùng nhau làm theo quy trình, mô hình bài bản, cải thiện sản phẩm để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. “Chúng tôi mong bà con ngư dân kiên trì. Phía tỉnh đã nhận thức được và sẽ tìm lối ra cho bà con ngư dân để biến nghề cá ngừ của Phú Yên thành thương hiệu về thủy hải sản” - ông Phạm Đại Dương nói thêm.

.............................................

Ngư dân Phú Yên nỗ lực bám biển, giữ vững chủ quyền

Ngày 29-8, trong khuôn khổ chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức tại tỉnh Phú Yên, Ban Tổ chức chương trình đã đến thăm hỏi, động viên ba gia đình ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực vươn lên để mưu sinh, luôn tuân thủ tốt việc đánh bắt hải sản trên biển.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch danh dự của chương trình, thăm hỏi ngư dân Huỳnh Rịn. Ảnh: HOÀNG GIANG

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch danh dự của chương trình, thăm hỏi ngư dân Huỳnh Rịn. Ảnh: HOÀNG GIANG

Đoàn đến thăm các gia đình có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Chủ tịch danh dự của chương trình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương; Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Mai Ngọc Phước...

20 năm qua vẫn miệt mài ra khơi đánh bắt cá ngừ đại dương, ông Bùi Văn Xông (60 tuổi) cho biết vợ ông bị bệnh, phải nằm trong bệnh viện nửa năm nay nên ông nghỉ đi biển, ở nhà chăm lo mọi sinh hoạt cho bà. Giờ ông chạy ngược chạy xuôi để kiếm 30 triệu đồng lo cho con trai chuẩn bị vào học đại học ở TP.HCM.

Đi biển từ khi chỉ 15 tuổi, ông Trần Văn Phận (51 tuổi) cũng bám biển để sống. Trong căn nhà hai vợ chồng dành dụm suốt 30 năm, bà Huỳnh Thị Xuyến, vợ ông Phận, cho biết vợ chồng bà trải qua không ít khó khăn, kiên trì bám biển.

Năm 2015, chiếc tàu đầu tiên của ông Phận ra khơi sau bao nỗ lực của hai vợ chồng. “Mình chăm chỉ thì biển cả không phụ, dù có lúc cũng không như mong đợi nhưng kiên trì thì biển sẽ không phụ mình” - bà Xuyến nói.

30 năm sống nhờ biển, ông Huỳnh Rịn (75 tuổi) đã nghỉ đi biển vài năm nay vì sức khỏe không cho phép. Hai con trai tiếp tục công việc thay ông, chủ yếu cũng đánh bắt cá ngừ.

Ông Rịn nói nhiều năm trước nguồn thu từ biển còn nhiều nhưng gần đây thu nhập rất bấp bênh vì giá nhiên liệu tăng, giá cá ngừ hiện giảm sâu, không thu lời được nhiều.

“Vùng biển, vùng trời của nước mình thì mình phải giữ. Ngư dân ra khơi cũng là để bám biển, giữ biển. Chúng tôi mong sẽ có nhiều chính sách hơn nữa để giúp ngư dân, cũng là để động viên ngư dân cùng giữ gìn biển, đảo” - ông Rịn chia sẻ.

Thăm hỏi và chia sẻ với gia đình ngư dân, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã động viên các ngư dân cố gắng bám biển đúng pháp luật Việt Nam và quốc tế, vươn khơi xa vừa để tăng thu nhập, vừa góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo, đồng thời tặng thêm dầu gió cho ngư dân đi biển.

Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Mai Ngọc Phước chia sẻ trước đây đã có tình trạng một số ngư dân đánh bắt ở vùng biển nước ngoài, đánh bắt trái phép nên bị Ủy ban châu Âu (EC) gắn thẻ vàng IUU. Chính phủ đã có kế hoạch hành động để tháo gỡ thẻ vàng IUU và để làm được thì rất cần sự chung tay của ngư dân.

Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” được thực hiện với mục tiêu tuyên truyền cho ngư dân bám biển hiểu đúng luật về đánh bắt trên biển, làm sao để có thể sớm gỡ được thẻ vàng IUU, đồng thời trao tặng 200 phần quà tại mỗi tỉnh cho ngư dân.

Đọc thêm