Tòa tuyên buộc bị đơn phải giao lại 1.420 m2 đất tại xã Sông Cầu cho nguyên đơn, đồng thời buộc nguyên đơn phải thanh toán lại cho bị đơn hơn 170 triệu đồng…
Sau đó, các bên đương sự đều kháng cáo. Phía nguyên đơn đề nghị sửa án sơ thẩm bởi nguyên đơn chỉ tranh chấp 413 m2 đất gắn liền với nhà của bị đơn nhưng tòa sơ thẩm lại buộc bị đơn phải trả… 1.420 m2 đất là vượt quá yêu cầu khởi kiện. Còn phía bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì kháng cáo yêu cầu hủy án sơ thẩm vì cho rằng tòa sơ thẩm đã vi phạm khi không thụ lý yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập chính đáng của họ mà lại tách ra thành một vụ kiện khác…
Tại phiên phúc thẩm của TAND tỉnh Khánh Hòa trong ba ngày 18, 19 và 20-4 vừa qua, đại diện VKS đã đề nghị hủy toàn bộ bản án sơ thẩm. Theo đại diện VKS, việc cấp sơ thẩm xét xử vượt quá yêu cầu khởi kiện, không thụ lý yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dù có căn cứ pháp lý… là vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Đồng tình, tòa phúc thẩm đã chấp nhận quan điểm của VKS, chấp nhận kháng cáo của các bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ kiện về cho TAND huyện Khánh Vĩnh thụ lý, giải quyết lại từ đầu.
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. (Theo khoản 1 Điều 5 BLTTDS) Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn Cùng với việc phải nộp cho tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. (Theo khoản 1 Điều 176 BLTTDS) |
TƯỜNG LINH