Kỳ họp thứ 13, HĐND TP.HCM khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ khai mạc vào sáng mai (6-12).
Một trong những nội dung quan trọng tại kỳ họp là HĐND TP sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND TP bầu, nhiệm kỳ 2021-2026 theo quy định tại Nghị quyết 96 của Quốc hội. Dự kiến có 31 người sẽ được lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp.
*Khối UBND TP.HCM gồm các lãnh đạo:
Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi
Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan
Phó Chủ tịch Bùi Xuân Cường
Phó Chủ tịch Dương Anh Đức
Phó Chủ tịch Ngô Minh Châu
*Các uỷ viên UBND TP.HCM gồm:
Chánh văn phòng UBND TP Đặng Quốc Toàn
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đình Thắng
Giám đốc Sở KH&ĐT Lê Thị Huỳnh Mai
Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Toàn Thắng
Giám đốc Sở Công thương Bùi Tá Hoàng Vũ
Giám đốc Sở Nội vụ Huỳnh Thanh Nhân
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Lê Văn Thinh
Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Thị Ánh Hoa
Giám đốc Sở VH&TT Nguyễn Thế Thuận
Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Việt Dũng
Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm
Giám đốc Sở Tư pháp Huỳnh Văn Hạnh
Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo Nguyễn Văn Hiếu
Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng
Giám đốc Sở QH&KT Nguyễn Thanh Nhã
Giám đốc Sở Xây dựng Trần Hoàng Quân
Giám đốc Sở NN&PTNT Đinh Minh Hiệp
Giám đốc Công an TP.HCM - Thiếu tướng Lê Hồng Nam
Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP.HCM - Trung tướng Nguyễn Văn Nam
Chánh thanh tra TP.HCM Đặng Minh Đạt
Trưởng Ban Dân tộc TP Huỳnh Văn Hồng Ngọc
*Khối HĐND TP.HCM:
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ
Trưởng ban Kinh tế - ngân sách Lê Trương Hải Hiếu
Trưởng ban Pháp chế Phạm Quỳnh Anh
Trưởng ban Văn hoá- xã hội Cao Thanh Bình
Trưởng ban Đô thị Nguyễn Thị Thanh Vân
Riêng Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng và Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Thành Kiên sẽ không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ này. Lý do là cả hai ông đều được HĐND TP.HCM bầu, bổ nhiệm tại kỳ họp vào tháng 11 vừa qua.
Ngoài lấy phiếu tín nhiệm, HĐND TP cũng sẽ chất vấn Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, một chủ tịch quận và một số giám đốc sở.
Dự kiến, UBND TP sẽ trình các tờ trình để HĐND TP.HCM xem xét, đánh giá. Trong đó có các tờ trình liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù của nghị quyết 98.
Khoản 1, Điều 4, Nghị quyết 96 của Quốc hội quy định rõ về mục đích, yêu cầu lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như sau:
"Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ".
Nghị quyết 96 cũng quy định, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.