Quay cuồng giữa ‘bão giá’, sinh viên tìm đủ cách tăng thu nhập

(PLO)- Giữa mùa giá cả tăng chóng mặt, thay vì tìm mọi cách cắt giảm chi tiêu, nhiều sinh viên chọn giải pháp tìm nhiều công việc để tăng thu nhập.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khó khăn khi vừa trải qua đợt dịch COVID-19 kéo dài, sinh viên lại phải đối mặt với thời điểm mà giá xăng, giá các mặt hàng tiêu dùng tăng cao.

“Trước đây, tiền bố mẹ gửi hàng tháng cộng với đi làm thêm giúp việc chi tiêu thoải mái, nhưng từ khi giá xăng tăng kèm theo đủ loại giá tăng theo, em phải tự cắt giảm nhiều khoản chi tiêu” - Nguyễn Thị Hạnh, sinh viên năm 3 tại Hà Nội, chia sẻ.

Khó khăn khi vừa trải qua đợt dịch COVID-19 kéo dài, sinh viên lại phải đối mặt với thời điểm mà giá xăng, giá các mặt hàng tiêu dùng tăng cao

Khó khăn khi vừa trải qua đợt dịch COVID-19 kéo dài, sinh viên lại phải đối mặt với thời điểm mà giá xăng, giá các mặt hàng tiêu dùng tăng cao

Hạnh là cô sinh viên chăm chỉ, biết tự lập kiếm việc làm thêm phụ giúp cha mẹ tiền sinh hoạt từ khi mới lên đại học. Giai đoạn khi giá cả còn ở mức “dễ thở”, Hạnh đã tự đi làm thêm được khoảng 2.500.000 - 3.000.000 đồng để lo cho bản thân.

“Thời gian này em không dám tiêu nhiều, đôi khi còn không dám mua đồ ăn. Có những ngày em ăn liên tục mì tôm đến chán ngấy, hoa quả đi đường thấy các cô bán nhiều mà cũng không dám dừng xe mua như trước” - Hạnh tâm sự.

Sống trong căn phòng trọ chỉ hơn 2 m2, cô sinh viên Thu Trang cũng chật vật, co kéo từng khoản chi tiêu giữa thời bão giá, vì chỉ riêng tiền phòng đã gần 2 triệu đồng.

Nhắc đến căn phòng trọ của mình,Trang cho biết nó chỉ đủ để em nằm ngủ và đặt thêm một cái bàn học với giá treo quần áo. Nhiều khi đi làm về trước không gian hẹp đó cùng với nhiều nỗi lo tài chính khiến Hạnh khá áp lực.

Mấy tháng nay cô sinh viên này phải khó khăn tính toán chi tiêu tiền nhà, tiền xăng xe, tiền ăn cho hợp lý. Đến mua đồ ăn Trang cũng đắn đo vì sợ chỉ cần “vung tay” qua một chút là cuối tháng lại “cháy túi”.

“Giờ ra chợ mua đôi khi hơn 10.000 đồng/1 mớ rau, ăn rau cũng phải tiết kiệm. Trước khi xăng tăng, em hay rủ bạn đi dạo, đi chụp ảnh mỗi khi rảnh nhưng giờ không dám đi nữa”- Trang chia sẻ thêm.

Thay vì tìm mọi cách cắt giảm chi tiêu, nhiều sinh viên chọn giải pháp tìm nhiều công việc để tăng thu nhập

Thay vì tìm mọi cách cắt giảm chi tiêu, nhiều sinh viên chọn giải pháp tìm nhiều công việc để tăng thu nhập

Tương tự, Trần Thùy Linh - sinh viên năm cuối, cũng đang phải cân bằng lại các khoản chi tiêu và tìm cách tăng thu nhập cá nhân để trụ lại Hà Nội.

Hơn nửa năm nay, Linh đi làm tại công ty thực tập với số tiền lương hỗ trợ ít ỏi. Tối về Linh xin làm thêm tại nhà ở một công ty, cuối tuần chạy đi làm trợ giảng tại các trường học. Tổng thu nhập của Linh hàng tháng khoảng từ 7.000.000 - 8.000.000 đồng.

“Mình tham gia vào mấy nhóm tìm việc trên mạng, hoặc người quen giới thiệu, cứ hễ làm được là mình chạy đi làm. Giờ mọi thứ khó khăn nhưng công việc dành cho sinh viên cũng nhiều, các bạn sinh viên có thể làm việc đa dạng” - Linh chia sẻ.

Việc đi làm thêm nhiều công việc giúp Linh không còn phải xin tiền của bố mẹ nữa, cuộc sống cũng không có quá nhiều xáo trộn trước “bão giá”. Dù vậy, Linh hy vọng sớm tìm được công việc phù hợp với ngành học, để ổn định lâu dài hơn.

Ngoài Thùy Linh, chàng sinh viên năm 3 Thanh Tùng cũng đang tận dụng thời gian được nghỉ hè làm nhiều công việc khác nhau để kiếm tiền. Thanh Tùng hiện đang bán hàng online tại cửa hàng đồ điện tử nhưng do không đủ chi tiêu nên đã đi chụp ảnh và kinh doanh mèo cảnh.

Là con trai, nên dù tiết kiệm hết mức nhưng với mức thu nhập của một chỗ làm trước đó, Tùng vẫn phải nhận thêm hỗ trợ của bố mẹ. Hiện tại, do được học và có máy ảnh, Tùng thường đi chụp ảnh cho các bạn trẻ, mỗi bộ ảnh khoảng 300.000 - 500.000 đồng.

Từ lúc làm thêm nhiều việc, Tùng hoàn toàn không phải xin tiền từ bố mẹ nữa, thỉnh thoảng đầu tư cho sở thích của bản thân như nuôi thú cưng và đi du lịch cùng bạn bè.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm