Quốc hội xem xét cho thí điểm 5 chính sách đặc thù khi làm dự án cao tốc

(PLO)- Chính phủ trình Quốc hội xem xét cho thí điểm 5 chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cao tốc, đường bộ trên cả nước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều nay, 27-10, Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng đã thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, nhằm tháo gỡ nhiều vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai các dự án giao thông trên cả nước mấy năm qua, khiến cho giải ngân đầu tư công chậm.

nguyen-chi-dung.jpeg
Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng.

Dự thảo Nghị quyết chỉ vỏn vẹn 10 điều, mô tả 5 nhóm chính sách. Cụ thể:

Chính sách 1 về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP: Đối với các dự án giao thông đường bộ, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.

Chính sách số 2 về thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua các địa phương: Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (bao gồm cả vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương nếu có) làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình.

Chính sách số 3 về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao một UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ vốn đầu tư cho địa phương khác để đầu tư thực hiện dự án.

Chính sách 4 về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: Cho phép nhà đầu tư, nhà thầu không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường…

Chính sách số 5 về cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu NSTW năm 2022…

Trong đó, các chính sách 1, 2, 3, 4 sẽ áp dụng đến hết năm 2025, chính sách 5 cho áp dụng một lần cho đến khi hoàn thành dự án.

vu-hong-thanh.jpeg
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay cơ quan thẩm tra đồng tình là phải có chính sách đặc thù để khắc phục những bất cập đã phát sinh trong triển khai các dự án đường bộ, cao tốc thời gian qua. Tuy nhiên, đi vào cụ thể thì còn ý kiến khác nhau.

“Có ý kiến không tán thành với các đề xuất của Chính phủ do việc triển khai một số cơ chế, chính sách chưa rõ về kết quả tích cực nhưng có thể dẫn đến hệ lụy tiêu cực. Vì vậy, đề nghị bổ sung đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ, cụ thể hơn về tác động của các chính sách, làm rõ hơn đối với tác động đến thu, chi ngân sách nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách” - ông Thanh nói.

Sau khi nghe tờ trình của Chính phủ và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, từ hội trường lớn họp tập trung, các ĐBQH trở về các phòng họp tổ để thảo luận về dự thảo Nghị quyết này cũng như việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 liên quan đến đề xuất của Chính phủ cho kéo dài thời gian triển khai phần dự án thu hồi, đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở đại công trình cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm