Liên Hợp Quốc họp khẩn về chiến sự Armenia-Azerbaijan

Theo kênh RT, vào cuối ngày 29-9, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) sẽ nhóm họp để thảo luận về tình hình chiến sự giữa hai lực lượng Armenia và Azerbaijan ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh gần biên giới Nga.

Đây được xem là điểm bùng phát nghiêm trọng nhất trong cuộc xung đột kéo dài hàng thập niên ở khu vực này.

Các binh sĩ Azerbaijan. Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG AZERBAIJAN

Theo các kênh truyền thông châu Âu, cuộc họp khẩn cấp này do năm thành viên Liên minh châu Âu (EU) gồm Bỉ, Pháp. Đức, Estonia và Anh khởi xướng. Theo đó, khoảng 15 thành viên Hội đồng Bảo an LHQ sẽ tham gia các cuộc đàm phán kín và có thể sẽ thống nhất và đưa ra một tuyên bố chung sau cuộc họp.

Trước đó, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh sự cần thiết của việc "phải ngay lập tức ngừng các cuộc giao tranh và nối lại hòa bình mà không cần điều kiện tiên quyết là các cuộc đàm phán". Ngoài ra, các cường quốc như Mỹ, Nga, Pháp và Đức đã kêu gọi các đối thủ ngừng các hành động thù địch ngay lập tức và nối lại các cuộc đàm phán.

Sáng 27-9, một cuộc xung đột dữ dội bùng phát tại một khu vực nhạy cảm gần biên giới Armenia-Azerbaijan đã làm hàng chục quân nhân và nhiều dân thường thiệt mạng, theo hãng tin Sputnik.

Cụ thể, phía Armenia cáo buộc phía Azerbaijan phát động cuộc tấn công ở biên giới, trong khi phía Azerbaijan lại khẳng định họ đang đáp trả hành động gây hấn từ phía Armenia.

Hai bên xung đột đã thực hiện các cuộc pháo kích cỡ lớn, các cuộc oanh tạc trên không và các trận chiến xe tăng.

Đến ngày 29-9, tình hình giao tranh tiếp tục leo thang và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Các bên tham chiến đã triển khai các hệ thống vũ khí hạng năng, trong số đó có hệ thống tên lửa phóng đa năng 300mm với tên gọi Smerch và tên lửa chiến thuật Iskander.

Ngoài ra, trong các báo cáo về số thương vong, hai bên còn cáo buộc nhau tấn công vào những người dân thường không có vũ khí.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm