Liệu G7 có cải tổ được WTO để đối phó Trung Quốc?

Tuyên bố không đề cập đến tên Trung Quốc (TQ), tuy nhiên theo Politico nếu nói về các hành vi trợ cấp công nghiệp thì nước gây nhiều lo ngại nhất là TQ.
Trong tuyên bố, các bộ trưởng nhấn mạnh cam kết sẽ hỗ trợ công tác cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trả lời báo Financial Times ngày trước đó, Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss (ảnh) nhận định WTO đang mắc kẹt với các điều khoản lỗi thời có từ thập niên 1990, kêu gọi và thúc giục sửa đổi các nguyên tắc bà cho là đã lỗi thời và không còn hiệu quả.

Ảnh: FINANCIAL TIMES

Bà Truss nhắc tới một loạt hành vi xấu mà theo bà đã làm xói mòn niềm tin của công chúng như sử dụng lao động cưỡng bức, tàn phá môi trường, ăn cắp tài sản trí tuệ - những hành vi TQ nhận nhiều cáo buộc. TQ trước sau vẫn bác bỏ các cáo buộc này. Theo bà Truss, trừ khi WTO được cải tổ còn không nhiều nước phương Tây rồi sẽ không còn kiểm soát được trật tự quốc tế hậu Chiến tranh thế giới thứ hai với TQ, vì các nước rồi sẽ tìm đến các khung thương mại khác.
Các nước G7 khác, trong đó có Mỹ lâu nay cũng đồng ý phải cải cách WTO và đối phó đà tăng ảnh hưởng toàn cầu của TQ. Vấn đề giờ là việc các bên thống nhất giải pháp.
Theo báo South China Morning Post, bất kỳ động thái cải tổ nào cũng cần có sự hợp tác chặt giữa Liên minh châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, theo ông David Henig, Giám đốc Trung tâm Vì kinh tế chính trị quốc tế châu Âu, chi nhánh tại Anh thì niềm tin này không lớn vì từ khi thành lập tới giờ WTO vẫn chưa thể tạo điều kiện có được một thỏa thuận thương mại thực chất giữa các thành viên lớn. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm