NASA vừa công bố một nghiên cứu mới nhất cho thấy các cơn lốc xoáy trên bề mặt sao Mộc đang tạo ra những hoa văn kỳ lạ trông như những đóa hồng rực rỡ, Daily Mail đưa tin.
Những hình ảnh hồng ngoại được chụp bởi Juno khi bay quanh quỹ đạo của sao Mộc cho thấy bề mặt sao Mộc đang xuất hiện những cơn lốc xoáy khổng lồ và kỳ lạ là chúng được sắp xếp theo những hình dạng đặc biệt, trông như những bông hồng nằm ở các cực của hành tinh.
Hình ảnh về những cơn lốc xoáy trên sao Mộc được Juno chuyển về. Ảnh: NASA
Cụ thể, ở cực Bắc của hành tinh này hình thành một cơn bão với tám lốc xoáy bao quanh, trong khi đó ở cực Nam chỉ có năm lốc xoáy. Điều đặc biệt là các cơn lốc xoáy này dường như luôn ở sát nhau nhưng không có dấu hiệu sáp nhập.
Các nhà khoa học cho biết: Phát hiện này thật sự mới lạ và nó sẽ đặt ra cho chúng ta nhiều nghi vấn mới về sự chuyển đổi về vùng khí quyển trên các hành tinh.
Các nhà khoa học cho biết: Trước đây, họ từng phát hiện ra một mô hình đám mây lục giác khổng lồ ở cực Bắc của sao Thổ năm 1988. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhóm nghiên cứu phát hiện ra các cơn lốc xoáy ở sao Mộc và đặc biệt là chúng lại được sắp xếp theo hình dạng đa giác như trên.
Được biết tàu vũ trụ Juno được phóng vào sao Mộc năm 2016. Nó đã thực hiện hành trình khoảng 4.000 km, mất hai giờ để đi quãng đường từ cực đến xích đạo. Dự kiến nó sẽ tiếp tục nhiệm vụ của mình đến cuối năm nay.