Đàn voi ma mút cuối cùng này đã sống lâu hơn 5.000 năm khi những con còn lại bị kẹt lại trên đảo do mực nước biển tăng cao.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu xương, răng của voi ma mút và hóa thạch của các loài côn trùng thủy sinh cổ đại, cho phép họ dựng lên một bức tranh về những gì đã xảy ra với các loài động vật cổ đại.
Những con voi ma mút cuối đã chết vì thiếu nước ngọt. Ảnh: Internet
Phấn hoa từ các trầm tích ở đáy hồ cho thấy voi ma mút đã ăn sạch thảm thực vật quanh hồ.
Các nhà khoa học kết luận rằng điều kiện khí hậu khô hạn khiến nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm.
Tệ hại hơn, mực nước biển dâng lên làm giảm diện tích đất có sẵn nên những con voi phải đi tìm đất và nguồn nước mới.
TS Matthew Wooller, ĐH Alaska Fairbanks, cho biết: “Điều đó đã vẽ nên một bức tranh khốc liệt về tình hình của voi ma mút lúc bấy giờ. Nguồn nước ngọt khan hiếm đã đẩy chúng vào tình trạng tồi tệ và chết dần”.