Trung Quốc, Pakistan hay Mỹ đang bí mật đưa máy bay tới căn cứ ở Afghanistan?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tháng 7, Mỹ đã bỏ lại căn cứ không quân Bagram ở Afghanistan vào lúc nửa đêm, cắt nguồn điện và rời đi mà không hề thông báo cho Tướng Asadullah Kohistani, tân chỉ huy căn cứ về sự rút quân của họ.

Việc Mỹ bất ngờ rút quân không chỉ gây sốc cho quân đội Afghanistan đang tuần tra bên ngoài căn cứ mà còn cho thế giới. Giờ đây, gần ba tháng sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, những hình ảnh vệ tinh cho thấy sự hiện diện tiềm năng của máy bay nước ngoài tại căn cứ không quân Bagram.

Lính Mỹ rời khỏi căn cứ không quân Bagram ở Afghanistan hồi tháng 7. Ảnh: TWITTER

Một số báo cáo dẫn lời người dân địa phương nói rằng họ đã nhìn thấy đèn được bật sáng tại căn cứ Bagram, nơi Mỹ và liên quân do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dẫn đầu sử dụng làm căn cứ hoạt động chính tại Afghanistan trong gần 20 năm nay.

 “Đèn đã được bật sáng trở lại tại căn cứ không quân Bagram. Một số giọng nói được nghe thấy tại căn cứ. Một máy bay cũng được nhìn thấy ở đó” – trang tin Business Standard dẫn nội dung đăng trên kênh tin tức TOLOnews (Afghanistan) cho biết.

Câu hỏi nước nào đang triển khai máy bay tại căn cứ không quân Bagram vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Là máy bay của Trung Quốc?

Trung Quốc dường như không nằm ngoài nghi ngờ vì nhiều lần nước này thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng trong việc thiết lập quan hệ với chính phủ mới Taliban.

Việc Trung Quốc chào đón nồng nhiệt phái đoàn Taliban đến thăm TP Thiên Tân ngay trước khi lực lượng này tiếp quản thủ đô Kabul đã cho thấy ý định của Trung Quốc muốn thâm nhập sâu vào đất nước bị chiến tranh tàn phá này.

Có đồn đoán Trung Quốc có thể cân nhắc triển khai quân đội tại căn cứ Bagram. Cũng không có gì bất ngờ khi Trung Quốc sẽ hỗ trợ dưới chiêu bài là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và tìm cách triển khai quân trong thời gian dài nhất là hai năm tại căn cứ Bagram.

Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy đèn bật sáng tại căn cứ Bargam sau khi Mỹ từ bỏ căn cứ hồi tháng 7. Ảnh: TWITTER/Daily Mail

Theo trang U.S. News & World Report, Trung Quốc đang cân nhắc triển khai quân nhân và quan chức phát triển kinh tế tới căn cứ Bagram. Trung Quốc cũng đã tiến hành “nghiên cứu khả thi” về hiệu quả của một kế hoạch như vậy theo khuôn khổ Sáng chiến Vành đài và Con đường của nước này.

Phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận các báo cáo nói Bắc Kinh đang thảo luận một thỏa thuận với Taliban để tiếp quản căn cứ không quân cũ của Mỹ tại Afghanistan.

“Những gì tôi có thể nói với mọi người là đó là thông tin hoàn toàn sai sự thật” – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói với báo giới tháng trước.

Tuy vậy, ông Yun Sun, giám đốc Chương trình Trung Quốc tại viện chính sách Trung tâm Stimson cho rằng Trung Quốc sẽ rất quan tâm tới việc chiếm giữ căn cứ Bagram sau khi Mỹ rút quân.

Lực lượng Taliban chiếm sân bay Bagram sau khi Mỹ rút quân, nhưng được cho là không có thiết bị hoặc chuyên môn cần thiết để khôi phục toàn bộ căn cứ, chứ chưa nói tới thực hiện các chuyến bay ra vào căn cứ.

Về phần mình, Taliban đã phủ nhận tin đồn căn cứ Bagram đã bị lực lượng Trung Quốc chiếm đóng, song không đề cập có thể là ai đã bật sáng đèn tại căn cứ hay nguồn gốc những máy bay đã đáp xuống căn cứ.

Trong khi các nước phương Tây đã sơ tán đại sứ quán của họ khỏi Afghanistan thì Trung Quốc cam kết phái bộ ngoại giao nước này tiếp tục hoạt động.

Là máy bay của Pakistan hay của Mỹ?

Sự ủng hộ bí mật của Pakistan đối với Taliban ngay từ đầu đã khiến khả năng cao là nước này đã điều máy bay tới căn cứ Bagram. Thủ tướng Pakistan từng tuyên bố rằng Taliban đang “phá bỏ xiềng xích của chế độ nô lệ” sau khi chiếm giữ Kabul, thể hiện sự ủng hộ lịch sử mà hai nước đã chia sẻ trong những năm qua.

Căn cứ không quân Bagram ở tỉnh Parwan (Afghanistan) sau khi lực lượng Mỹ và NATO rút đi hồi tháng 7. Ảnh: XINHUA NEWS AGENCY/GETTY IMAGES)

Cả dân thường Pakistan lẫn giới lãnh đạo quân sự Pakistan đã cố gắng thuyết phục cộng đồng quốc tế ủng hộ Taliban thay vì cô lập họ.

Đặt cược vào quân đội và vấn đề nội bộ của Afghanistan là điều cần thiết cho Pakistan và bắt đầu bằng việc triển khai tại căn cứ không quân Bagram có vẻ hợp lý.

Còn nói máy bay nước ngoài kia là do Mỹ điều tới thì dường như không có khả năng vì một số lý do. Những lý do đó là sự rút quân tuy vội vã nhưng đầy quyết tâm vào tháng 7; tuyên bố của Tổng thống Joe Biden rằng Mỹ chỉ tới Afghanistan để đảm bảo nơi này không bao giờ một lần nữa được sử dụng làm nơi tiến hành tấn công khủng bố và rằng sự can thiệp của Mỹ vào các vấn đề của Afghanistan không còn phục vụ lợi ích an ninh của Mỹ.

Ngược lại, Mỹ thể hiện sự quan tâm tới việc hoạt động ngoài biển để chống sự thống trị của Trung Quốc.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm