Quy trình cấp hộ chiếu vaccine điện tử

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo Triển khai chứng nhận điện tử tiêm vaccine COVID-19. Chứng nhận này sẽ được công nhận là hộ chiếu vaccine khi đi nước ngoài.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ bao phủ vaccine COVID-19 tại Việt Nam đã đạt mức rất cao trong khu vực và quốc tế, đứng vị trí thứ 6 trên thế giới.

Quy trình cấp hộ chiếu vaccine bao gồm 3 bước. Ảnh: VC

Việt Nam hiện đang dần bước vào giai đoạn hồi phục hoạt động kinh tế xã hội. Chính phủ đã tuyên bố chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch từ ngày 15-3-2022. Kể từ cuối năm 2021, Việt Nam đã nỗ lực phát triển giấy chứng nhận tiêm vaccine COVID-19 điện tử để chuẩn bị cho việc đón khách quốc tế trở lại.

Theo đề xuất của Bộ Y tế người ký chứng nhận tiêm chủng điện tử sẽ giao cho Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh.

Biểu mẫu hộ chiếu vaccine bao gồm các trường thông tin hiển thị: Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Quốc tịch; Bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới; Số mũi tiêm đã nhận; Ngày tiêm; Liều số; Vaccine; Sản phẩm vaccine; Nhà cung cấp hoặc sản xuất vaccine; Mã số của chứng nhận.

Các thông tin trong hộ chiếu vaccine sẽ được ký số, mã hóa và được đóng gói dưới dạng mã QR định dạng 2D, có hạn sử dụng là 12 tháng.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế trước đó, quy trình cấp hộ chiếu vaccine cho người dân được áp dụng thống nhất tại tất cả các cơ sở tiêm chủng trên cả nước. Quy trình cấp gồm 3 bước:

Bước 1: Các cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh, xác thực thông tin người dân tiêm chủng vaccine COVID-19.

Bước 2: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19. Nền tảng này kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với Hệ thống Quản lý cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 đáp ứng theo các quy định về kết nối dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.

Dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên Nền tảng cần đáp ứng quy định: Đã tiêm đủ mũi vaccine COVID-19 với 8 loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép (gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer, Moderna, Janssen, Hayat-Vax và Abdala - mỗi sản phẩm vaccine được gắn 1 mã code).

Bước 3: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thực hiện ký số giấy xác nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tập trung. Chứng nhận được cấp sử dụng định dạng mã QR theo tiêu chuẩn của EU quy định.

Hành xử đúng khi gặp các hội chứng hậu COVID-19
Hành xử đúng khi gặp các hội chứng hậu COVID-19
(PLO)- Các triệu chứng hậu COVID-19 rất đa dạng, không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, vận động mà còn hệ thần kinh. Tuy nhiên, việc điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống, lối sống cũng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện các triệu chứng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm