Quyền của người tài xế

Trên thực tế, tai nạn giao thông không thể xóa trắng nhưng thà đó là điều bất khả kháng, đằng này… Có những vụ việc người trong cuộc biết rằng 10 phần khả năng thua đến 5 nhưng vẫn cố.
Ở nước ta, làm dịch vụ vận tải luôn phải chịu hai áp lực. Một là làm sao trong thời gian ít nhất chạy được nhiều chuyến nhất, hai là cách nào để trong một chuyến lượng hàng là tối đa. Đây đều là hai yếu huyệt đối với tay lái, nó dẫn đến quá sức và quá tải-con đường trực tiếp đẩy đến tai nạn. Thế nhưng vì kiếm tiền người ta vẫn bất chấp. Họ dựa vào cái gì mà làm vậy?
Họ nghĩ tai nạn là hi hữu, họ tự nói mình vẫn cố được hay nếu có chuyện thì là… người khác chịu? May mắn không mỉm cười mãi, nhất là với một chiếc xe rệu rã, một cơ thể rã rời và nhịp sinh học đang gào thét đòi được nghỉ ngơi.
Tài xế đã thiệt mạng, anh ta có ngờ rằng đây là hợp đồng cuối cùng của mình, có ngờ rằng cả một trời tang tóc đã kéo theo chiếc xe của anh? Sự chủ quan ở đây (nếu có) là không thể tha thứ. Đừng cho rằng những chiếc xe vận hành quá công suất, chạy liên tục hàng chục giờ đồng hồ, chất chồng bao nhiêu hàng hóa vẫn ổn. Đừng cho rằng tài xế - một con người bằng xương bằng thịt có thể chịu đựng hành trình liên tiếp mười mấy giờ đồng hồ mà vẫn tỉnh táo.
Cho dù chuyến hàng có thu về tiền tỉ thì tài xế có sử dụng được số tiền đó không khi có sơ suất, chủ doanh nghiệp có được yên không hay sẽ phải tù tội nếu có tai nạn chết người? Trước và sau tay lái đều là sự sống, là hạnh phúc, tương lai của bản thân và rất nhiều con người. Vì ai, vì điều gì mà người cầm lái lại đi coi thường điều ấy? Không có, không đáng và không thể làm thế.
Sức khỏe của tài xế đường trường là điều cần phải ưu tiên hàng đầu nhưng lại đang bị bỏ mặc vì các yếu tố bên ngoài. Hãy tự đòi hỏi quyền lợi đó khi hành nghề, đòi ở chính mình, đòi ở người chủ. Khi người tài xế ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe bản thân họ mới có thể hành nghề một cách thuận lợi, tốt đẹp, có thu hoạch tốt, không gây ra tai họa cho mình và người khác.
Hãy ngưng đổ lỗi cho chất lượng đường sá, cầu cống còn yếu kém bởi ý thức về an toàn giao thông của số đông còn quá mơ hồ. Yếu tố con người vẫn là hàng đầu và với an toàn trên đường thì quan trọng nhất chính là tài xế. Xin đừng bán mạng mình cho bất cứ ai, bất cứ điều gì. Hãy biết rằng dù có tiền thì cũng phải còn sức khỏe, còn tự do, còn cuộc sống lâu dài để mà tận hưởng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử

Vấn nạn livestream bất chấp hoàn cảnh!

(PLO)- Vừa qua vụ việc nam thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử được bàn tán xôn xao trên nền tảng livestream. Hành động này được cho là thiếu tình người, gây bức xúc. Cần có giải pháp xử lý để loại trừ.

Thói ngụy biện

Thói ngụy biện

(PLO)- Trong tất cả mọi việc, chỉ có phản biện, tranh luận một cách chân thành, thẳng thắn mới là con đường chân chính hướng tới và đi tìm chân lý. Trên con đường ấy, thói ngụy biện cần phải được dẹp bỏ.