Một số kinh nghiệm của Australia có giá trị tham khảo tốt để xây dựng một bộ quy tắc truy đuổi của cảnh sát giao thông ở Việt Nam.
Ở Australia, việc cảnh sát truy đuổi phương tiện trên đường bị coi là hành động có độ rủi ro cao. Mỗi năm cảnh sát thực hiện khoảng 4.000 vụ truy đuổi phương tiện vi phạm pháp luật. Trong 12 năm (2000-2011), các vụ truy đuổi gây ra 185 vụ tai nạn và 218 người chết (tương ứng với trung bình 15 tai nạn và 18 ngươi chết mỗi năm).[1] Khoảng gần 40% người thiệt mạng vô tội. Thật bất ngờ, số người bị thương và chết do vũ khí của cảnh sát còn thấp hơn.
2. Không truy đuổi những người đang say rượu, dùng ma túy (vì nếu truy đuổi sẽ càng có nguy cơ tai nạn). Không truy đuổi người vi phạm giao thông, người vi phạm hành chính nhỏ khác, người điều khiển phương tiện trộm cắp vì không cần thiết.
3. Cảnh sát cần suy tính một số câu hỏi trước khi quyết định truy đuổi: Đây có phải là trường hợp được phép truy đuổi không? Các rủi ro có chấp nhận được trong hoàn cảnh này hay không?
4. Việc truy đuổi phải có người giám sát thông qua radio. Người này có quyền ra lệnh dừng truy đuổi nếu thấy vụ việc quá rủi ro và nguy hiểm.
5. Các quy định về kỹ thuật khi truy đuổi: phải sử dụng đèn, còi báo hiệu; đặt quy định về tốc độ tối đa của xe cảnh sát khi truy đuổi (chẳng hạn 140km/h ở bang Tây Úc); dừng truy đuổi khi phương tiện chạy quá nguy hiểm (đi ngược chiều), dừng truy đuổi nếu không sử dụng được radio liên lạc…
Từ những kinh nghiệm trên của Australia, việc cảnh sát giao thông ở Việt Nam khi truy đuổi những người vi phạm hành chính (pháp luật giao thông) là không cần thiết. Bằng các phương tiện kỹ thuật (camera…), cảnh sát hoàn toàn có thể truy tìm tung tích người vi phạm và phạt nguội.
Những cái chết thương tâm do tại nạn khi truy đuổi đã khẳng định sự không cần thiết này. Dù đã vi phạm hành chính, người đó hoàn toàn không đáng mất đi mạng sống của mình. Việc truy đuổi chỉ được phép sử dụng trong trường hợp chính đáng, tối cần thiết như đã nêu trên. Việc xây dựng một bộ quy tắc truy đuổi mang tính cấp bách trong bối cảnh hiện nay.
Giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
[1] Xem website