Một giọng hò nữ mượt mà, chủ lực của CLB Hò khoan Lệ Thủy tại TP.HCM. Ảnh: AN NHIÊN
Để lưu giữ nếp sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống hò khoan, huyện đã đưa vào giảng dạy trong trường học. Đồng thời huyện cũng làm theo lời dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp giữ cho dòng Kiến Giang luôn sạch đẹp, ấy như mạch nguồn của bao thế hện gười dân Lệ Thủy giữ hồn quê qua điệu hò khoan và Lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống hằng năm trên sông Kiến Giang. Cộng đồng bà con xa quê luôn trân quý, cùng lưu giữ truyền thống quê hương càng thêm ý nghĩa.
CLB Hò khoan quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại TP.HCM biểu diễn phục vụ cộng đồng người Lệ Thủy xa quê. Ảnh: AN NHIÊN
Chia sẻ với PLO, PGS-TS Ngô Minh Oanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục TP.HCM, một người con vùng quê chiêm trũng Lệ Thủy, đánh giá: Thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng, các lễ hội dân gian truyền thống như thế này sẽ giúp gắn chặt hơn tình đoàn kết, gắn bó tình cảm của những người xa quê.
Nhà báo Trần Yên, Chủ tịch Hội Đồng hương huyện Lệ Thủy tại TP.HCM, thông tin ngoài CLB Hò khoan, dịp này hội đồng hương cũng ra mắt CLB Doanh nhân Lệ Thủy tại TP.HCM để tăng thêm tính kết nối cộng động, vừa động viên giúp nhau phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho những người xa quê, qua đó chung tay sinh hoạt, gìn giữ truyền thống văn hóa dân gian quê hương.
Hò khoan thường được người dân hát trong các dịp chèo đò, giã gạo và các lễ hội làng bên sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Hò khoan có đặc trưng sử dụng những lời ăn tiếng nói mộc mạc trong cuộc sống hằng ngày để bày tỏ nỗi lòng cũng như đối đáp. Thông thường, các đội hò khoan thường được chia làm hai phe (nam nữ hoặc hai làng khác nhau) để thi đối đáp. Chín mái hò khoan Lệ Thủy bao gồm lỉa trâu, mái nhài (dài), mái ruỗi, mái chè, mái nện, mái ba, mái xắp, mái hò khơi và mái hò nậu xăm.
Ngày 8-5-2017, Bộ VH-TT&DL ban hành quyết định công nhận hò khoan Lệ Thủy là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.