Ra mắt liều 'vaccine tinh thần' cùng người dân vượt qua đại dịch

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phát biểu tại lễ khai mạc, PGS. TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng trong tình hình dịch COVID-19 hiện nay, bên cạnh tiêm vaccine như một giải pháp để phòng ngừa bệnh tật, con người cần có thêm “vắc xin tinh thần” để miễn dịch toàn diện.

“Trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động hỗ trợ tâm lý cho người dân trong bối cảnh đại dịch và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, chúng tôi thấy cần phải có một chương trình toàn diện, tiếp cận theo hướng ngăn ngừa, can thiệp chữa trị và phục hồi” - PGS. TS Ngô Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Chương trình dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2022 hoặc kéo dài tùy thuộc vào tình hình diễn tiến của đại dịch COVID-19 - Ảnh: BTC

ThS. Trần Nam - Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM chia sẻ, theo các chuyên gia, những vấn đề về sức khỏe tinh thần hiện nay của người dân trong các khu cách ly, phong tỏa, khu chữa trị COVID-19 diễn phiến phức tạp. Nhiều trường hợp bị lo âu, căng thẳng, stress, sợ hãi, trầm cảm… đòi hỏi các giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Để góp phần giải quyết các vấn đề trên, chương trình “Vắc xin tinh thần” được chuẩn bị trong một thời gian rất ngắn. Các bộ phận tổ chức gần như làm việc ngày đêm để xác lập mục tiêu, các hoạt động thành phần, mời chuyên gia tư vấn, hệ thống kỹ thuật viễn thông, huy động nguồn lực…

Chương trình xác định ba trụ cột để thực hiện và tạo ra kết quả bền vững hơn gồm: Phòng ngừa phổ quát nâng cao sức khỏe tinh thần, Tham vấn và trị liệu tâm lý, Hỗ trợ tái hòa nhập hậu COVID-19.

Theo đó, chương trình sẽ tư vấn khẩn cấp cho người có nguy cơ thấp, có các dấu hiệu lo lắng, căng thẳng, hoang mang nhẹ, chưa đạt mức bệnh lý; giáo dục và truyền thông các chiến lược nhận thức, cảm xúc ứng phó bằng các hình thức dễ tiếp cận về mặt nghe/nhìn, các chương trình tập huấn trên truyền hình, radio, truyền thông mạng xã hội…

Việc triển khai tư vấn và hỗ trợ khủng hoảng tâm lý thông qua tư vấn trực tiếp cho các cá nhân gửi thông tin qua fanpage của chương trình; tư vấn trực tiếp thông qua cổng thông tin 1022 (Sở Thông tin truyền thông).

Các chuyên gia tâm lý của chương trình sẽ hỗ trợ miễn phí thông qua tổng đài tư vấn tâm lý của chương trình Vắc xin Tinh thần 0987 111 801.

Trong trường hợp cá nhân gặp phải bệnh lý nặng sẽ được hỗ trợ tham vấn, trị liệu lâu dài bởi các nhà thực hành của Trung tâm Tham vấn-trị liệu thuộc Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ cho người dân tái phục hồi sau khi được can thiệp, giúp họ tìm thấy nguồn lực để tăng trưởng thông qua cung cấp thông tin về việc làm, phát triển bản thân, học tập và lao động hay các chương trình hỗ trợ của chính phủ, thành phố…

“Vắc xin tinh thần” có sự tham gia của đội ngũ chuyên gia đa ngành và sự đồng hành của Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Mobifone, Viettel, Vinaphone, Đài tiếng nói Nhân dân TP.HCM, ban Khoa học và Đời sống - báo Tri thức và Cuộc sống, Bệnh viện Dã chiến số 12, Bệnh viện Bình Dân.

Đặc biệt, chương trình có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà tham vấn, điều trị tâm lý, các bác sĩ... 

Một số chuyên gia tư vấn của chương trình:
1. TS. Ngô Xuân Điệp - Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
2. TS. Huỳnh Văn Chẩn - Trường ĐH KHXH&NV, ĐQHG-HCM
3. TS. Lê Minh Công - Trường ĐH KHXH&NV, ĐQHG-HCM
4. PGS. TS Trần Thành Nam - Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG-HN
5. TS. Hoàng Minh Tố Nga - Trường ĐH KHXH&NV, ĐQHG-HCM
6. TS. Nguyễn Thanh Tú - Trường ĐH KHXH&NV, ĐQHG-HCM
7. TS. Trì Thị Minh Thúy - Trường ĐH KHXH&NV, ĐQHG-HCM
8. TS. Nguyễn Văn Tường - Trường ĐH KHXH&NV, ĐQHG-HCM
9. TS. Lê Thị Mai Liên - Trường ĐH KHXH&NV, ĐQHG-HCM
10. TS. Nguyễn Hữu Long - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
11. TS. Tô Nhi A - Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP. HCM
12. ThS. Nguyễn Thị Thanh Tùng - Trường ĐH KHXH&NV, ĐQHG-HCM

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm