Rà soát, xử lý các cơ sở sử dụng lao động trẻ em

Theo Bộ LĐ-TB&XH, trong thời gian vừa qua, vẫn có những nơi chưa thực hiện tốt các quy định trên, nhất là trong khu vực phi chính thức và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt, trong các ngành ăn uống, nhà hàng, chế biến gỗ, thủy hải sản, cao su, sản xuất gạch.

Một số trẻ em vẫn tham gia vào những công việc có thời gian kéo dài, các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc có tính chất nhạy cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách, sự phát triển về thể chất, tinh thần và cơ hội học tập của trẻ.

Một số nơi còn xảy ra tình trạng lao động cưỡng bức, vi phạm pháp luật Việt Nam cũng như vi phạm các tiêu chuẩn lao động Quốc tế mà Việt Nam đã hoặc chuẩn bị tham gia. Nguyên nhân là do nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động, nhưng cũng có nguyên nhân do công tác quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu.

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu kiểm tra kể cả những nơi có liên quan đến sử dụng lao động là phạm nhân trên địa bàn. Ảnh minh họa.

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu kiểm tra kể cả những nơi có liên quan đến sử dụng lao động là phạm nhân trên địa bàn. Ảnh minh họa.

Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các tỉnh trên cả nước chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các sở, ngành tại địa phương tiếp tục tăng cường rà soát, kiểm tra các cơ sở sản xuất có nhiều nguy cơ sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, kể cả những nơi có liên quan đến sử dụng lao động là phạm nhân trên địa bàn.

Cần tập trung kiểm tra các ngành may mặc, nhà hàng, chế biến gỗ, thủy hải sản, cao su, sản xuất gạch. Xử lý kịp thời theo đúng các quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, đơn vị vi phạm.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật lao động và các pháp luật có liên quan. Đặc biệt về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức nhằm nâng cao nhận thức cho người lao động và người sử dụng lao động.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ LĐ-TB&XH trong việc xử lý, trả lời các thông tin mà người dân, người lao động và các tổ chức phản ánh về việc vi phạm pháp luật lao động thuộc địa bàn quản lý.

Các tỉnh triển khai chỉ đạo thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện, xử lý (nếu có) về Bộ LĐ-TB&XH trước ngày 15-11.

Sau khi nhận được phản ánh của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam về việc một số cơ sở sản xuất kinh doanh có hợp đồng gia công sản phẩm với các trại giam thuộc Bộ Công an. Ngày 8-8, Bộ LĐ-TB&XH đã chính thức có văn bản đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra tình trạng sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức trong các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Thủ tướng phân công nhiệm vụ cụ thể cho 7 Phó Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng phân công nhiệm vụ cụ thể cho 7 Phó Thủ tướng Chính phủ

(PLO)- Theo quyết định, Thủ tướng Chính phủ là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược, khó, nhạy cảm, tác động lớn đến phát triển đất nước. Các Phó Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng.

Bộ Công an ra mắt Trung tâm dữ liệu quốc gia

Bộ Công an ra mắt Trung tâm dữ liệu quốc gia

(PLO)- Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị Ban Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia tập trung chỉ đạo khẩn trương xây dựng, tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành đảm bảo đồng bộ, có hiệu lực cùng với thời điểm của Luật Dữ liệu.