Sắp hết thời gian 'cứu vãn' châu Âu

Tháng 5 vừa qua cũng là lúc lệnh đóng cửa tạm thời khu vực biên giới Schengen hết hiệu lực. Tuy nhiên, sau cuộc họp tại Amsterdam vào 25-1 vừa rồi, các bộ trưởng EU đang cân nhắc kéo dài thời hạn cấm vận lên đến hai năm trước lo ngại cuộc khủng hoảng di dân vẫn sẽ chưa được kiểm soát hoàn toàn trong hai năm tới, Bộ trưởng Bộ di trú Hà Lan - chủ trì cuộc họp cho biết.

Một số bộ trưởng đưa ra đề nghị buộc Hy Lạp “tạm rời” EU. Trong năm nay, hơn 40.000 người dân nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập cư vào Hy Lạp bằng đường biển bất chấp thỏa thuận trước đó của EU với Ankara nhằm ngăn chặn dòng người Syria sang tị nạn. Tính từ ngày 1-1, có hơn 60 người đã chết đuối trên đường vượt biên.

Sắp hết thời gian 'cứu vãn' châu Âu ảnh 1
 Một đứa trẻ nhập cư lôi bình cứu hỏa ra hỏi bùn lầy trước “Grande Synthe Jungle”-trại tập trung dành cho người tị nạn từ Iraq, Kurdistan, Iran và Syria gần Dunkirk, Pháp vào 25-1-2016.

Sắp hết thời gian 'cứu vãn' châu Âu ảnh 2
 Một đứa trẻ nhập cư đi ngang qua bức tường có ghi “Mơ cửa biên giới” trước “Grande Synthe Jungle” - trại tập trung dành cho người tị nạn từ Iraq, Kurdistan, Iran và Syria gần Dunkirk, Pháp vào 
25-1-2016

Các quan chức Hy Lạp đã lưu ý rằng đóng cửa các tuyến đường phía bắc sẽ không giải quyết được vấn đề. Dù vậy, dưới áp lực của cuộc bầu cử và cả từ Đức một trong những nước đứng đầu khối EU, chính phủ đã ra lệnh cấm vận trên một số tuyến đường nhằm kiểm soát dòng người nhập cư.
“Chúng ta sắp hết thời gian để cứu vãn EU”, Ủy viên Hội đồng EU Dimitris Avramopoulos cho biết. Các nước cần phải cấp bách thực hiện các biện pháp kiểm soát làn sóng nhập cư. Điều này sẽ quyết định sự sống còn của khu vực biên giới chung Schengen - vốn tồn tại suốt 30 năm qua. 

Bộ trưởng Hà Lan, Klaas Dijkhoff, cho biết chính sách miễn hộ chiếu đi lại trong khối EU rất có thể sẽ bị hủy bỏ. Trong nhiều năm qua, chính sách này đã cho phép hàng trăm ngàn người dân nhập cư từ Hy Lạp và Ý đến Đức và Thụy Điển.

Sắp hết thời gian 'cứu vãn' châu Âu ảnh 3
Một người tị nạn đứng cạnh bức vẽ graffiti có ghi “Trả tiền đi nước Anh” trước “Grande Synthe Jungle” - trại tập trung dành cho người tị nạn từ Iraq, Kurdistan, Iran và Syria gần Dunkirk, Pháp vào 25-1-2016 

"Dự đoán về các tình huống xấu nhất đã xảy ra" - ông nói. "Năm ngoái, chúng tôi đã cảnh báo rằng nếu không đưa ra một giải pháp kịp thời thì sau này Schengen sẽ đổ vỡ. Và giờ điều đó đang trở thành hiện thực".

Dưới áp lực từ người dân trong nước, chính phủ một số nước đã trao đổi nhằm thiết lập lại quyền kiểm soát biên giới với các quốc gia trong khối EU. Theo Bô trưởng Bộ Di trú Hà Lan Dijkhof, “Việc kiểm soát biên giới các quốc gia trong EU cần phải thực hiện đồng bộ và nhịp nhàng”. Trước đó, chính phủ Hà Lan đã đưa ra ý tưởng về một "Schengen - thu nhỏ", được cho là một cách để Đức và các nước láng giềng phương Bắc để ngăn những dòng người tị nạn từ Địa Trung Hải.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm