Siêu lục địa sẽ lại xuất hiện trên Trái Đất

Theo Daily Mail, các nhà khoa học từ ĐH Tổng hợp Yale và Cơ quan Khoa học công nghệ đại dương của Nhật Bản cho biết trong 250 triệu năm nữa,

Bắc và Nam Mỹ sẽ xích gần nhau, biển Caribe và Bắc Băng Dương sẽ biến mất trong khi châu Á và châu Mỹ sẽ cùng nhập lại, kết quả là xuất hiện một siêu lục địa mới có tên Amasia.

Điều này diễn ra là do sự chuyển động của các mảng kiến tạo trên Trái đất. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature dựa trên lý thuyết Orthoversion. Nghĩa là sau khi siêu lục địa bị tách rời, các lục địa trội dạt tách rời nhau nhưng bị kẹt lại ở một vành đai, nơi mảng kiến tạo chồng lên nhau. Trên Trái đất của chúng ta hiện nay, dải phân cách này chính là Vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi siêu lục địa mới nói trên sẽ hình thành.

trái đất
Trái đất sau 250 triệu năm nữa sẽ có hình gì? Ảnh: Daily Mail

Để kiểm tra mô hình này, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu cổ địa từ (paleomagnetic data) để nghiên cứu các biến đổi của Trái đất khi nó tự quay quanh trục của nó.

Những biến đổi được biết là TPW (true polar wander), được tạo nên do sự thay đổi trong phân bố khối lượng của Trái đất. Những thay đổi này diễn ra trong hàng triệu năm thông qua quá trình quay và tự điều chỉnh cân bằng khi quay quanh trục của Trái đất.

Khi kết hợp các dữ liệu này lại, các nhà khoa học đã có thể dự đoán về siêu lục địa Amasia.

Bắc Mỹ và Nam Mỹ sẽ xích lại gần nhau dẫn đến sự mất đi của Bắc Băng Dương và biển Caribe. Khi Bắc và Nam Mỹ cùng di chuyển về phía Bắc để sáp nhập với nhau thì châu Âu và châu Á cũng sẽ xảy ra một cuộc đụng độ.

“Sau khi những lục địa này xích lại gần nhau, siêu lục địa mới sẽ dần hình thành. Châu Mỹ và châu Á-Âu sẽ gặp nhau tại Bắc Cực” - tác giả chính của cuộc nghiên cứu, TS Ross Mitchell cho biết.

Siêu lục địa gần đây nhất là Pangaea hình thành từ cách đây khoảng 300 triệu năm. Trung tâm của Pangaea là châu Phi ngày nay.

trái đấtSau 250 triệu năm nữa, một siêu lục địa mới sẽ hình thành có tên Amasia. Ảnh: Daily Mail

Siêu lục địa này bắt đầu nứt gãy và phân tách thành các lục địa như ngày nay và hình thành nên Băng Bắc Dương vào khoảng 100 triệu năm sau đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng Pangaea là siêu lục thứ ba hoặc thứ tư trong lịch sử Trái đất. Trước đó là siêu lục địa Rodinia, hình thành khoảng 1 tỉ năm trước và siêu lục địa Nuna, hình thành khoảng 1,8 triệu năm trước.

Ý tưởng lục địa trôi dạt được nhà khoa học Đức Alfred Wegener giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1912. Ông đã giải thích lý do tại sao những châu lục này trông giống như những mảnh ghép nằm rải rác trên bản đồ thế giới.

Bề mặt Trái đất được cấu thành từ bảy mảng kiến tạo chính và chúng di chuyển với các tốc độ khác nhau từ vài mm đến khoảng 2 cm một năm, tương đương tốc độ phát triển của móng tay người. Khi các mảng kiến tạo va vào nhau gây ra động đất.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm