Hai viễn cảnh đó đều cho thấy việc Nhật Bản được nới lỏng các hạn chế trong hiến pháp hòa bình của mình về quân sự, và việc nước này trở thành một “quốc gia bình thường”, không bị giới hạn trong các hoạt động quân sự ở nước ngoài bởi những giới hạn pháp lý vẫn khá xa vời.
Một số người Nhật lo ngại rằng khoảng cách giữa những gì mà Nhật Bản có thể hoặc sẽ làm với những gì Mỹ mong muốn có thể sẽ gây ra những bất hòa với Washington nếu họ không đáp ứng được sự kỳ vọng “quá mức” đó.
Một sĩ quan hải quân Nhật Bản trả lời Reuters: “Với những thay đổi pháp lý này, chúng tôi có thể làm hầu hết mọi thứ mà Mỹ yêu cầu, như cung cấp đạn dược và hỗ trợ phía sau. Nhưng những gì mà Mỹ thực sự muốn là khiến Nhật Bản tham gia cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố”.
‘Chuyển mình’ lịch sử của quốc phòng Nhật Bản
Mặc cho các cuộc biểu tình và các cuộc điều tra cho thấy đa số các cử tri phản đối, Thượng viện vẫn dự kiến vào đầu tuần này sẽ thực hiện các luật dự thảo quốc phòng mà Thủ tướng Shinzo Abe gọi là cải cách “sâu rộng và chưa từng có”.
Nhật Bản cũng mở rộng phạm vi hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ và các quốc gia khác, và tham gia trong các hoạt động gìn giữ hòa bình đa phương.
Hoa Kỳ đã hoan nghênh sự thay đổi này, trong khi Trung Quốc – quốc gia vẫn còn phẫn nộ sâu sắc với sự chiếm đóng tàn bạo trước đó của Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2 – cho rằng luật này sẽ làm “phức tạp” an ninh khu vực.
Để đáp trả lại, ông Abe đã bác bỏ việc gửi quân đội đến chiến đấu ở lãnh thổ nước khác, và tuyên bố rằng Nhật Ban thậm chí sẽ không cung cấp hỗ trợ hậu cần cho các hoạt động do Mỹ dẫn đầu chống lại Nhà nước Hồi giáo IS.