Sửa luật BHXH để ngăn tình trạng rút một lần

(PLO)- Theo BHXH Việt Nam, tính đến hết quý I-2023, số người hưởng BHXH một lần là 95.236 người, trong đó 80.667 người phải rời bỏ hệ thống BHXH do bị mất việc làm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến người dân về dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), trong đó có đưa ra phương án nhằm hạn chế tình trạng trên.

Cụ thể, cơ quan soạn thảo đề xuất nếu người lao động (NLĐ) có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất. Phần còn lại được bảo lưu, ghi nhận trên sổ BHXH để NLĐ tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Trường hợp đến tuổi nghỉ hưu, NLĐ có quyền nhận số tiền còn lại hoặc để hưởng chính sách trợ cấp hưu trí với mức hưởng phụ thuộc vào thời gian và mức đóng.

“Dù phương án nào thì mục tiêu cuối cùng cũng là khuyến khích NLĐ ở lại hệ thống để được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, tránh những thiệt hại bất lợi khi họ hưởng BHXH một lần…” - ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB&XH), nhấn mạnh. Đồng thời cho biết hiện mỗi năm có khoảng 700.000 người rút BHXH và con số này có xu hướng tăng. Ông cũng thừa nhận NLĐ có công việc ổn định thì mới không nhận BHXH một lần nên về lâu dài cần có thêm chính sách hỗ trợ, như hỗ trợ tiền thuê nhà vừa qua.

Về mức đóng thấp và thời gian tham gia ngắn thì lương hưu sẽ thấp, ông Cường cho rằng đó là điều tất yếu vì Quỹ BHXH theo nguyên tắc đóng - hưởng. Tuy nhiên, cần nhìn nhận vấn đề là hiện rất nhiều người cao tuổi không có một khoản tiền nào dưỡng già. “Vì vậy, chính sách của Đảng ta là hướng đến mục tiêu NLĐ hết tuổi lao động đều được hưởng ít nhất một chính sách của Nhà nước, sau đó mới tiếp tục hướng đến mức lương hưu cao hơn vì có lương hưu hoặc trợ cấp dù ít vẫn hơn là không có gì” - ông Cường nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm