'Lá bùa' bảo vệ người vay tiêu dùng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đứng trước những khó khăn kéo dài chưa có điểm dừng đối với tình hình kinh tế nói chung và tình trạng việc làm nói riêng do đại dịch COVID-19 gây ra, hình thức cho vay tiêu dùng ở Việt Nam có dấu hiệu sẽ trở thành xu hướng mới và phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của người dân trong và sau đại dịch.

Người vay tiêu dùng cần làm gì để không bị nắm đằng chuôi?

Tuy nhiên, để bảo vệ tối đa quyền lợi cho người tiêu dùng (NTD) cũng như lường trước những hậu quả không đáng có, Cục Cạnh tranh & Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người dân cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây trước khi đặt bút ký hợp đồng vay tiêu dùng.

Trước tiên, khi nhận được dự thảo hợp đồng do tổ chức tín dụng cung cấp, NTD cần đọc, tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ toàn bộ nội dung hợp đồng trước khi quyết định giao kết, trong đó cần lưu ý và cân nhắc kỹ một số nội dung có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.

Đơn cử như, cần tìm hiểu xem thời hạn cho vay, thời hạn duy trì hạn mức; lãi suất cho vay, thời điểm xác định lãi suất, phương pháp tính lãi; các trường hợp áp dụng lãi phạt và cách tính; các loại phí khác mà NTD phải trả (ngoài các khoản phí và lãi cố định).

Ngoài ra, người vay cần tìm hiểu xem theo quy định tại hợp đồng thì NTD có được gia hạn nợ hay không, gia hạn như thế nào, cách tính lãi và các khoản phí liên quan trong trường hợp này... quyền và nghĩa vụ của các bên có cân bằng hay không? Có điều khoản nào gây bất lợi cho khách hàng hay không? Chế tài xử lý vi phạm hợp đồng...

Theo một báo cáo gần đây của FiinGroup về thị trường cho vay tiêu dùng trong nước ghi nhận, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng đã chiếm khoảng 20,5% tổng dư nợ nền kinh tế, cao gấp 2,5 lần so với năm 2012, tăng trưởng bình quân khoảng 20%/năm.

Sự lựa chọn an toàn cho người tiêu dùng

Đại dịch COVID-19 với những diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế chung của đất nước, kéo theo đó là những tác động tiêu cực đến tình hình lao động việc làm.

Theo Báo cáo tác động của dịch COVID-19 đến tình hình lao động, việc làm Quý I năm 2021 của Tổng cục Thống kê, hiện nay, cả nước vẫn còn 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, trong đó có 540.000 người bị mất việc; 2,8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3,1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động báo cáo họ bị giảm thu nhập.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như hiện nay, sẽ có một bộ phận không nhỏ người dân cần đến loại hình tài chính tiêu dùng này để có thể giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt, đáp ứng các nhu cầu cần thiết, ổn định và vực dậy cuộc sống trở lại. So với việc đi vay nặng lãi tại những nguồn cung không đảm bảo, uy tín thì vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng sẽ là sự lựa chọn khả quan, an toàn hơn cho người tiêu dùng.

Tại Vietcombank, khi khách hàng cá nhân, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân vay bổ sung vốn lưu động có thể linh hoạt lựa chọn hình thức vay theo hạn mức hoặc vay từng lần với kỳ hạn vay tối đa 12 tháng.

Vietcombank cho vay lên đến 85% chi phí hợp lý của phương án kinh doanh, giúp khách hàng chớp nhanh cơ hội và tăng tốc hoạt động kinh doanh. Khách hàng sẽ được vay vốn với các mức lãi suất “siêu ưu đãi”, 5,7%/năm đối với khoản vay từ 1 - 5 tháng; 6,3%/năm đối với khoản vay từ 6 - 9 tháng và 6,9%/năm đối với khoản vay từ 10 - 12 tháng.

Lãi suất cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VIB dao động từ 16-18%năm. Đối với ngân hàng OCB, vay tiêu dùng tín chấp thời hạn từ 6 tháng đến 36 tháng có mức lãi suất từ 20-35%/năm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm