Ngân hàng sẽ thắt chặt cho vay bất động sản để ở

Đây là một trong những thông tin đáng chú ý được đưa ra trong Báo cáo về cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) tháng 6-2021 vừa được Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố.

Số liệu thống kê cho thấy các ngân hàng thương mại đều phải thu hẹp mức kỳ vọng của mình về việc gia tăng nhu cầu vay vốn trong lĩnh vực như xây dựng, du lịch, vận tải, kho bãi, xuất nhập khẩu, sản xuất phân phối điện, vay mua nhà để ở, công nghiệp hỗ trợ và đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong năm 2021.

Liên quan đến rủi ro tín dụng, số liệu thống kê cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2021, các khoản vay sử dụng cho mục đích kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán và kinh doanh du lịch có mức độ rủi ro tăng mạnh hơn.

Đáng chú ý, mức độ rủi ro của các khoản vay vốn để kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tiếp tục được nhiều ngân hàng đánh giá tăng cao thứ 2 chỉ sau khoản vay đầu tư, kinh doanh bất động sản trong nửa đầu năm nay.

Theo số liệu của NHNN, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỷ lệ nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm 2021, tăng từ mức 1,69% (cuối năm 2020) lên 1,78% (cuối tháng 4-2021).

Mặc dù mặt bằng rủi ro tín dụng trong 6 tháng đầu năm có tăng nhưng Vụ Dự báo Thống kê cho biết nhóm 17 ngân hàng thương mại trọng yếu vẫn giữ xu hướng nới lỏng hơn tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và giữ không nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Trong đó, ưu tiên nới lỏng đối với nhóm khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Quan điểm này được áp dụng với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên nhưng vẫn tiếp tục thắt chặt đối với lĩnh vực đầu tư chứng khoán, bất động sản, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm và du lịch.

"Cơ sở để dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2021 là các yếu tố triển vọng kinh tế vĩ mô khả quan, chính sách và định hướng của Chính phủ, NHNN cùng với năng lực tài chính của TCTD được cải thiện hơn"- báo cáo viết.

Trong 6 tháng cuối năm 2021, xu hướng nới lỏng hơn được dự kiến tiếp tục duy trì đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, giữ “ổn định” đối với cho vay qua thẻ tín dụng và “thắt chặt” hơn đối với cho vay bất động sản để ở.

Đồng thời đối với các lĩnh vực như bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu và cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tiếp tục là 3 lĩnh vực được nhiều ngân hàng lựa chọn là động lực chính tăng trưởng tín dụng của hệ thống tín dụng trong cả năm 2021 và 2022.

Tại tờ trình dự báo đến cuối tháng 12-2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống các ngân hàng thương mại ước tính ở mức 1,54 - 1,91% và 3,43 - 3,84%. 

Nếu tính thêm các khoản nợ không chuyển nợ xấu do được cơ cấu thời hạn trả nợ theo Thông tư 01, đến cuối tháng 12-2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ ở lên tới gần 5%. 

Khó khăn bủa vây doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khó khăn bủa vây doanh nghiệp vừa và nhỏ
(PLO)- Tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp hơn nhiều so với dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và bất động sản.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm