Vụ Yeah 1 khủng hoảng: Người thất bại lớn nhất là ai?

Sau khi được Google mua lại vào năm 2006 với giá 1,6 tỉ USD, hiện YouTube được định giá là 70 tỉ USD. Cách kiếm tiền của YouTube rất đơn giản là tổng hợp các video của hàng triệu nhà sản xuất và kiếm tiền từ đó, mà không bỏ một đồng đầu tư vào đây.

Nói cách khác, YouTube tạo ra một cộng đồng, mọi người tham gia vào chia sẻ nội dung, tạo ra dữ liệu cho chính YouTube xài và bán lại cho các nhà quảng cáo. YouTube chia tiền này theo tỉ lệ ăn chia giữa những người tạo nội dung. Và những người muốn có được nguồn tiền này, không còn cách nào khác phải liên tục sáng tạo, tăng lượt view, mà cuối cùng chỉ đem lại lợi cho YouTube.

Để vượt mặt các nền tảng khác, như Netflix, HBO, Hulu,… và cũng không thể quản lý hết hàng triệu video tải lên mỗi ngày, YouTube đã tạo ra các mạng đa kênh (MCN) để giúp họ quản lý, kiểm soát và sáng tạo nội dung cho YouTube.

Đa số các MCN được quản lý bởi các tập đoàn truyền thông hoặc những ông trùm trong làng giải trí, mà cách quản lý của họ cũng không hơn YouTube mấy khi khó kiểm soát nguồn và nội dung video.

MCN có sức mạnh trong việc tạo ra cộng đồng riêng của mình, và bằng quyền lực, MCN chiêu nạp và dung túng nhiều nội dung bẩn để tăng view, mà không quan tâm nhiều đến đầu tư cho các Youtuber. Các MCN này đã từng bị kiện cáo về việc chỉ đầu tư 2-5% số tiền cho các nhà sáng tạo YouTuber và chỉ đưa ra hỗ trợ tối thiểu.

Nhà đầu tư Jason Calacanis, chuyên gia uy tín trên kênh CNBC đã từng bình luận “MCN cũng như YouTube không phải tạp ra bất kỳ nội dung nào, chỉ cần tổng hợp nội dung và chẳng cần quan tâm đến bất kỳ lợi nhuận của cá nhân YouTuber hay thương hiệu của cá nhân đó.

Tuy nhiên, nói đi cũng nói lại, các nhà sáng tạo nội dung dựa vào YouTube lẫn MCN đã tìm kiếm nhiều giá trị và tiền bạc, và do đó không quá khó hiểu cộng động YouTuber ngày càng lớn mạnh.

Cả YouTube lẫn MCN đã hỗ trợ để kết nối người theo dõi với các nhà sáng tạo nội dung, nhưng suy cho cùng việc giữ chân các fan trung thành vẫn thuộc về các YouTuber.

Nhưng sự căng thẳng giữa YouTube, MCN và YouTuber chưa bao giờ có điểm dừng vì cả YouTube lẫn MCN đang đứng chiếu trên các YouTuber. Mặc dù YouTube đã điều chỉnh mối quan hệ giữa MCN và YouTuber bằng các quy định và điều khoản mới nhằm tạo ra lợi nhuận hơn cho các nhà sáng tạo. Nhưng điều này vẫn luôn gây phẫn nộ cho các chủ kênh nhỏ vì luôn bị các MCN ép.

Google, chủ sở hữu YouTube phải thừa nhận rằng, vai trò các MCN ngày càng tăng nên trong một chừng mực nào đó không có khả năng hay quản lý các YouTuber nhỏ. Có thể hiểu cách khác, MCN có thể đặt một luật chơi riêng cho các YouTuber, mà Goolgle không cách gì biết được hay can thiệp vào.

Và vì thế giới ngày càng phản ứng việc YouTube không kiểm soát nội dung phản cảm, và nhiều tác hại cho trẻ em và người dùng, cũng như bị tẩy chay của các thương hiệu, nhãn hàng khi YouTube chạy các quảng cáo của họ trên các nội dung này nên đã kiểm soát ngày một chặt chẽ các MCN hơn.

Hệ quả, các MCN không tuân thủ luật chơi bị đưa ra khỏi hệ thống. Và những chủ kênh bám trên các MCN này sẽ bị khóa tính năng kiếm tiền hoặc bị xóa vĩnh viễn khỏi YouTube. Các MCN rõ ràng không kiếm tiền chiết khấu của YouTube đã rõ, nhưng những chủ kênh có tâm, sản xuất nội dung tốt, có tính giáo dục lại bị vạ lây nặng nề nhất.

Jason Calacanis cũng cho rằng, YouTube hay MCN vẫn là những phương tiện tốt phát triển thương hiệu của YouTuber, nhưng không nên sống dựa vào đây, vì quá rủi ro. Do đó, sau khi lớn mạnh phải tự phát triển nội dung trên web riêng của mình.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm