Tắm tượng thần tại lễ hội Katê 2015

(PLO)- Lễ hội Katê hằng năm là dịp để đồng bào Chăm tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban phước lành. Đây là dịp để các đồng bào dân tộc Raglây và đồng bào dân tộc Chăm thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau hơn trong cuộc sống.

Ngày 1 tháng 7 Chăm lịch (tức những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch) hằng năm, đồng bào dân tộc Chăm đang sinh sống ở những vùng lân cận đều tụ họp về Tháp Pôklông Giarai nằm ở TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận để tổ chức lễ hội Katê. 

Đồng bào dân tộc Chăm nô nức, phấn khởi kéo nhau tụ họp về tại sân vận động Hữu Đức vào ngày 30 tháng 6 Chăm lịch, để chuẩn bị cho nghi lễ rước Y Trang 

Trong không khí hân hoan, nô nức vui tươi của đồng bào dân tộc Chăm và đoàn người tham quan du lịch, họ cùng nhau thưởng thức những điệu múa uyển chuyển, nhịp nhàng của thiếu nữ và nam thanh niên trong làng.

Tiếng kèn Saranai, tiếng trống Ginăng bập bùng mang đậm bản sắc dân tộc, tất cả đã tạo nên một bức tranh sắc màu tuyệt vời. 

Sáng ngày 1 tháng 7 theo lịch người Chăm, đồng bào Chăm sẽ mang những lễ vật để tế thần linh, cùng nhau tiến về tháp chính Poklông Giarai để chuẩn bị cho những nghi lễ đầy huyền bí.  

Ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận, phát biểu trong nghi lễ. 

Đồng bào Chăm ở nơi xa về hay đã cùng chung sống ở đây, đến với lễ hội họ sẽ cởi mở hơn, họ trò chuyện với nhau, hỏi thăm nhau về những gì đã xảy ra ở năm cũ và cùng nhau sắp lễ vật chuẩn bị tế thần 

 Để tế thần linh, người Chăm dùng lễ vật gồm: chuối, cơm, gà, rượu,…

Tiếp đó họ sẽ cùng nhau làm lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc phục y cho tượng thần, đại lễ. Khi điệu múa thiêng kết thúc thì ngoài tháp Chăm bắt đầu mở hội. 

Các điệu múa, làn điệu dân ca cộng hưởng với trống Ginăng, trống Paranưng và kèn Saranai làm vui nhộn cả một vùng. 

Một thiếu nữ Chăm rạng rỡ với trang phục truyền thống trong lễ hội 

Lễ hội Katê mang đậm bản sắc dân tộc cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, anh em, làng xóm sum vầy, quây quần bên nhau. Lễ hội Katê càng đặc sắc và triết lý hơn với ý nghĩa để đồng bào hai dân tộc Raglây và Chăm thêm gắn kết, yêu thương nhau hơn.

Hồng Vân – Phan Thanh

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới