Hôm 2-9, quan chức quốc phòng Mĩ thông báo các giám sát viên của họ đã phát hiện 5 tàu hải quân Trung Quốc tại vùng biển Bering. Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc tới gần bờ biền Mĩ như vậy. Khi các tàu vẫn tiếp tục đậu ở hải phận quốc tế, Washington chỉ có thể xem đây là điềm báo không lạc quan.
Một quan chức giấu tên tại Lầu Năm Góc đã nói với tờ Wall Street Journal rằng đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa tàu đến khu vực quần đảo Aleutian. Không thể nói chính xác được điều gì nhưng có thể thấy việc Trung Quốc có hứng thú với Bắc Cực.
Tuy nhiên theo thông tin từ Hải quân Mĩ thì một ngày sau đó, đoàn tàu này đã lên đường về nước.
Tàu chiến Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện gần bờ biển Alaska .
Đô đốc Jonathan Greenert nói với Reuters: “Trung Quốc đã có sẵn tàu phá băng trong khu vực đó. Họ không thể lấy cớ luyện tập mà đi quá xa...”.
Việc luyện tập ám chỉ các buổi diễn tập quân sự "Joint Sea-2015 II" với Nga tại vịnh Peter Đại đế bao gồm hơn 500 thủy quân lục chiến, 22 tàu hải quân, đã kết thúc vào thứ 6 tuần trước tại vùng biển cách khoảng 2.000 hải lí về phía tây vùng biển Bering.
Theo tuyên bố từ Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cung cấp cho Reuters, địa điểm này chỉ nằm trong tuyến đường đã sắp xếp trước, bắt nguồn từ sự tương quan gần gũi giữa các tàu tiến hành luyện tâp.
Tuyên bố viết: “Đây là một phần hành trình đã được lên kế hoạch sẵn, không nhằm vào bất cứ quốc gia hay mục đích nào”.
Báo cáo sớm 4-9 cho biết thêm rằng tàu Trung Quốc đã vượt qua lãnh hải Hoa Kì, tiến sâu vào 12 hải lí của quần đảo Aleutian. Nguyên đô đốc David Titley nói với tờ Washington Post rằng đây rõ ràng là một dấu hiệu đáng ngờ.
Các quan chức Lầu Năm Góc vẫn nghi ngờ về mục đích thực của vụ việc (Ảnh minh họa)
Một số khác lại cho rằng ngay cả việc quá cảnh nhanh của Trung Quốc qua vùng biển Mĩ cũng là điều hợp pháp dựa theo luật quốc tế về những trường hợp “đi qua vô hại”. Một quan chức Mĩ bày tỏ ý kiến với Washington Post về sự kiện trên đã so sánh hành động của Trung Quốc với Washington khi Hoa Kì đi qua eo biển Hormuz của Iran.
Động thái này của Trung Quốc thúc đẩy các hoạt động của quân đội Hoa Kì tại biển Đông. Việc Trung Quốc cho xây dựng đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa đã dấy lên cảnh báo tới Washington, làm tăng cường các hoạt động giám sát của Mĩ ở khu vực này.
Trung Quốc nhiều lần biện minh rằng mình có quyền xậy dựng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và các đảo nhân tạo được xây lên chủ yếu là vì mục đích nhân đạo.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Mĩ cho biết đây là lần đầu tiên Hoa Kì phải theo dõi động thái của tàu hải quân Trung Quốc tại vùng biển Bering. Nhưng Hoa Kì vẫn luôn tôn trong quyền tự do của các quốc gia tổ chức các hoạt động tàu quân sự trên hải phận quốc tế theo luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói với Reuters họ vẫn tiếp tục theo dõi tàu Trung Quốc khi chúng di chuyển về phía nam của quần đảo Aleutian.