Thái Lan: Triển khai quân rộng khắp do lo sợ biểu tình bùng nổ

Tuyên bố biểu tình nhằm thách thức một lệnh cấm của hội đồng chính trị quân đội Thái Lan.

Các cuộc biểu tình nhỏ nhưng mãnh liệt đã liên tục được tổ chức kể từ khi quân đội nắm quyền từ chính phủ dân sự vào ngày 22/5 và ra lệnh cấm các cuộc biểu tình công cộng.

Quân đội Thái Lan giải trí trấn an người dân tại Tượng đài Chiến Thắng, Bangkok, ngày 5/6/2014.

Phần lớn các cuộc biểu tình diễn ra ở thủ đô Thái Lan, nơi những người biểu tình ngày càng trở nên sáng tạo trong việc tránh bị phát hiện và bắt giữ, bao gồm cả việc áp dụng một biểu thị chào đón bằng ba ngón tay từ bộ phim nổi tiếng "Hunger Games". Cách chào đón này đã trở thành biểu tượng không chính thức của “cuộc kháng chiến” chống chế độ quân sự, AFP nhận định.

"Chúng tôi đã triển khai hơn 6.500 binh sĩ và cảnh sát tại một số địa điểm quan trọng được cho là khu vực để biểu tình chiều nay", Phó cảnh sát trưởng quốc gia Somyot Poompanmoung cho biết hôm Chủ nhật (8/6). "Cho đến nay tình hình yên tĩnh," ông nói thêm.

Hội đồng chính trị hơn 5 người đã bị cấm theo quân luật được Tướng Prayuth Chan-ocha công bố hai ngày trước khi ông lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự cách đây ba tuần.

Quân đội của ông cho đến nay đã thực hiện một số biện pháp nhẹ chống lại các cuộc biểu tình hàng ngày, bắt giữ khoảng hơn 10 người không có vũ trang.

Vào ngày thứ Sáu (6/6), chính quyền cho biết họ đã bắt được lãnh đạo của cuộc biểu tình chống đảo chính nổi bật nhất Sombat Boonngamanong. Người này đã dẫn đầu một chiến dịch trực tuyến đến giai đoạn cuộc biểu tình bất hợp pháp chống lại quá trình quân sự tiếp quản. Ông này cũng yêu cầu những người đi theo sử dụng biểu tượng chào đón 3 ngón tay trong các cuộc biểu tình ôn hoà.

Trong một lần xuất hiện trên truyền hình quốc gia vào ngày thứ Sáu, Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan Prayuth đã cảnh báo sẽ loại bỏ cách biểu thị “kỳ quặc” của những người biểu tình.

"Tôi mong các bạn không giơ ba ngón tay. Tại sao bạn phải bắt chước họ (người nước ngoài)?", ông nói, "Nếu bạn muốn thể hiện điều đó, bạn có thể, nhưng bạn có thể thấy nó trong nhà của bạn? Không biểu thị nó ở bên ngoài," các chỉ huy quân đội cho biết.

Prayuth cho biết ông đã buộc phải giành lại chính quyền sau gần bảy tháng cuộc biểu tình chống chính phủ xảy ra, khiến 28 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Vị chỉ huy quân đội cho biết cuộc bầu cử dự kiến sẽ không được tổ chức sau một năm nữa để cho phép một cuộc cải cách hiến pháp được tiến hành, như là một nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài suốt gần một thập kỷ.        

Những người chỉ trích cáo buộc chính quyền sử dụng bạo lực như một cái cớ chuẩn bị sức mạnh thông qua các kế hoạch lâu dài để hậu thuẫn cho phe của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, hiện đang phải sống lưu vong chính trị khỏi Thái Lan nhằm tránh bị bỏ tù.

Phe phái thân ông Thaksin đã giành chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử trong hơn một thập kỷ qua, bao gồm cả cuộc bầu cử năm 2011 khi em gái ông, bà Yingluck Shinawatra, dưới sự hậu thuẫn mạnh mẽ của các cử tri vùng phía bắc.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ thông tấn xã AFP. AFP là trung tâm tiếng Pháp lớn nhất và thông tấn xã lớn thứ ba trên thế giới sau AP và Reuters. Hiện AFP có văn phòng đại diện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Theo Minh Anh /Infonet

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới