Nói đến bóng đá Singapore đang lay hoay với việc phát triển, tìm lối ra sau khi chính sách nhập tịch tài năng nước ngoài dừng lại thì thật khó để tham khảo. Tuy nhiên trước mùa giải năm nay bóng đá Singapore áp dụng những dự án táo bạo cũng đáng để bóng đá Việt Nam tham khảo.
Giám đốc bóng đá của trung tâm PVF, Ryan Giggs
Ngoài việc các trận đấu S- League (giải vô địch Singapore) từ mùa 2018 mỗi đội phải luôn có hai cầu thủ U-22 thi đấu trên sân (nằm trong quy chế) thì đảo quốc này sẽ tổ chức giải đấu trẻ dành cho các học viện, trung tâm đào tạo. Giải này Singapore lạc quan vì có nguồn tài trợ tốt và thi đấu theo thể thức League (vòng tròn lượt đi và về).
Ronaldinho có học viện "nhượng quyền" ở Singapore
Điều kiện để các CLB tham dự giải là các học viện, trung tâm phải đạt chuẩn đầy đủ các tuyến trẻ bắt buộc, quy mô của các trung tâm và học viện phải đáp ứng đủ hiện đại. Giải đấu không bắt buộc mà là sự tham gia tự nguyện, song để đủ điều kiệm tham gia thì phải đáp ứng các tiêu chí do LĐBĐ Singapore đề ra.
Singapore hiện nay có rất nhiều học viện, trung tâm bóng đá của nhà nước, trường học, LĐBĐ Singapore, cả tư nhân và hợp tác với nước ngoài nhưng tính hiệu quả không cao, cầu thủ không có điều kiện cọ xát nhiều…và thế là dẫn đến học viện, trung tâm nhiều nhưng đầu ra và tài năng thì không có.
Trung tâm đào tạo trẻ PVF có Ryan Giggs làm giám đốc
Thực tế đây là một ý tưởng hay mà bóng đá Việt Nam hoàn toàn có thể làm được.
Tất nhiên với Singapore thì rất thuận lợi vì quốc gia này chỉ là một…thành phố nên chi phí di chuyển thi đấu không tốn nhiều tiền, nhưng Việt Nam thì cũng có thể làm được.
Hiện nay các tuyến trẻ của các CLB,, các trung tâm, học viện của bóng đá Việt Nam thì không có cơ hội thi đấu. Mỗi năm, một đội trẻ của một CLB chỉ thi đấu nhiều lắm là…chín hay mười trận mà thôi, tức vòng loại chừng bốn trận, may mắn vào VCK đá thêm năm trận nữa và một vài trận giao hữu là xong.
Singapore còn có học viện của huyền thoại Fandi Ahmad mang tên F-17
Thực trạng này trước đây HLV Calisto đã từng nêu ra, nếu một tuyến trẻ của một CLB mà mỗi năm đá chừng tám, chín trận thì không thể phát triển được.
Các tuyến trẻ muốn phát triển tốt thì phải thi đấu giải thường xuyên, giải đó chẳng cần phải là giải quốc gia mà là cụm, khu vực, thậm chí là mời các đội trẻ nước ngoài đến tham dự. Các tuyến trẻ của một CLB mỗi năm phải thi đấu trên 20 trận các giải thì mới phát triển được.
Học viện HAGL-Arsenal JGM
Bóng đá Việt Nam hiện nay có thừa trung tâm và học viện để có thể phát triển mô hình này. Đó là những HA Gia Lai, Viettel, PVF, Hà Nội, các CLB đang dần đi vào đào tạo trẻ quy cũ như Thanh Hóa, Bình Dương, SL Nghệ An, thậm chí là Quảng Nam… đều đã bắt đầu chuyển động về chính sách đào tạo trẻ căn cơ.
Cụm sân của trung tâm đào tạo trẻ Viettel
Nhìn đội U-23 Việt Nam hiện nay, trong đó là hai tập thể U-23 và U-20 hòa trộn vừa làm nên thành tích á quân châu Á chẳng phải là vô tình hay may mắn. Mà đó là kết quả trong vòng bốn đến năm năm qua, hai tập thể có được may mắn đá nhiều giải quốc tế chất lượng liên tục nên bây giờ cho “quả ngọt”.
Bóng đá Singapore mùa tới có giải đấu của các học viện, trung tâm bóng đá, họ còn có kế hoạch mời các học viện, các đội trẻ của các CLB Nhật sang tham dự giải.
Câu chuyện tổ chức giải đấu dành cho các học viện, trung tâm đào tạo bóng đá là câu chuyện đáng suy ngẫm và có lẽ đó là phương án tốt để bóng đá trẻ phát triển.